Bảo kính cảnh giới – Tập thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi 

Bảo kính cảnh giới chính là một trong những siêu phẩm thơ Nôm Đường luật gắn liền với sự nghiệp nghệ thuật văn chương của Nguyễn Trãi. Bài thơ cũng chính là gia tài văn chương mà Nguyễn Trãi dành tặng cho đời cho những thế hệ mai sau. Bài viết dưới đây tại chuyên mục giáo dục sẽ tìm hiểu khai thác sâu về giá trị nghệ thuật mà bài thơ mang đến. 

Thông tin về tác giả của “Bảo kính cảnh giới” 

Tác giả của “Bảo kính cảnh giới” chính là Nguyễn Trãi, ông sinh năm 19380 tại Chí Linh – Hải Dương sau dời về Thường Tín – Hà Tây để phát triển sự nghiệp. Bản thân Nguyễn Trãi mang trong mình tư tưởng nho giáo và chính trị nên lối thơ của ông nghiên về lập luận chặt chẽ với giọng văn kiệt xuất. 

Nguyễn Trãi - Tác giả của “Bảo kính cảnh giới”
Nguyễn Trãi – Tác giả của “Bảo kính cảnh giới”

Trong sự nghiệp thơ văn của mình, Nguyễn Trãi luôn thể hiện nỗi trăn trở cùng tấm lòng yêu nước thương dân qua tác phẩm mà mình sáng tác. Ông là người yêu thiên nhiên cỏ cây nên mượn chúng để bộc lộ nỗi bi ai và lo lắng trong lòng. Ta có thể thấy đa phần tác phẩm của ông đều thiên về cảnh là chính. 

Tìm hiểu về tác phẩm “Bảo kính cảnh giới” 

Bảo kính cảnh giới” gồm 61 bài nằm trong phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập” được Nguyễn Trãi sáng vào năm 1438 – 1439 khi ông đang ở Côn Sơn. Đây là thời điểm ông đang rơi vào trạng thái nhàn rỗi khi đảm nhiệm trọng trách làm quan nhưng không được vua tin nhiệm giao việc xã tắc. 

Xem thêm tin mới về  Cấp tốc chinh phục bảng chữ cái katakana chỉ với 7 ngày
Tìm hiểu về tác phẩm “Bảo kính cảnh giới” của Nguyễn Trãi
Tìm hiểu về tác phẩm “Bảo kính cảnh giới” của Nguyễn Trãi

Những tập thơ mang đậm tính giáo huấn không chỉ cảnh cáo bản thân mà tác giả còn hướng đến thế hệ mai sau phải có cách đối nhân xử thế khiêm nhường. Qua bài thơ có thể thấy được tinh thần yêu thiên nhiên và niềm khao tác của tác giả mong muốn người dân có được cuộc sống bình dị và an nhiên. 

Chi tiết về nội dung tác phẩm “Bảo kính cảnh giới” 

Tác phẩm có gồm có 2 phần chính là mô tả về bức tranh ngày hè và tấm lòng của Nguyễn Trãi. Thời điểm ông sáng tác tác phẩm là khi đã từ quan để về sống ẩn dật nên giọng thơ luôn mang nỗi trăn trở về cuộc sống. Nội dung chi tiết về dàn bài của tác phẩm như sau: 

Mô tả về bức tranh mùa hè (6 câu đầu) 

Trích thơ: 

“ Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.” 

Đây là 6 câu đầu thiên về cảnh vật thiên nhiên với từ ngữ miêu tả đơn giản thể hiện bức tranh mùa hè rực rỡ. Trong những câu thơ đầu của “Bảo kính cảnh giới” tác giả muốn hòa mình vào bức tranh thiên nhiên mùa hè này để có cuộc sống thanh bình và êm ấm. 

Nguyễn Trãi đã bộc lộ được tình yêu sâu sắc của mình đối với cây cỏ và cảnh vật thiên nhiên. Tâm thái của ông rất nhẹ nhàng giống như đang thưởng thức cảnh đẹp và muốn bức tranh được khắc sâu trong từng lời văn để người đọc cũng có thể cảm nhận được. 

Sáu câu thơ đầu chủ yêu về cảnh vật thiên nhiên
Sáu câu thơ đầu chủ yêu về cảnh vật thiên nhiên

Tuy cảnh ngày hè oi bức nhưng lại đem đến những giây phút bình yên trong lòng tác giả. Ông đã được sống thư thái mà không cần hơn thua hay tranh đua khi còn ở chốn quan trường đầy xu nịnh. 

Tấm lòng của Nguyễn Trãi (2 câu thơ sau) 

Trích thơ: 

Xem thêm tin mới về  Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác, theo tác giả đến thăm Người

“ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương” 

Hai câu thơ cuối khắc họa nỗi lòng của ông về sự trăn trở và lo lắng khi đã lui về ở ẩn. Bản thân muốn cống hiến cho đất nước để đem đến cho nhân dân cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng lại lực bất đồng tâm. 

Vua đã không còn tín nhiệm ông trong các công việc xã tắc mà lại trao quyền hành cho những nịnh thần khiến triều đại suy tàn nhân dân lầm than. Sự bất lực của ông khi chứng kiến điều oan trái nhưng không làm được gì chỉ có thể từ quan để mặc số phận. 

Hai câu thơ cuối nêu nên cảm nhận của ông khắc họa tình trạng trăn trở
Hai câu thơ cuối nêu nên cảm nhận của ông khắc họa tình trạng trăn trở

Thông qua cảnh vật mùa hè ông muốn thể hiện nỗi lòng của mình về niềm yêu nước thương dân hết mực nhưng không thể cống hiến. Bức tranh thiên nhiên được mô tả qua tác phẩm “Bảo kính cảnh giới” đã phần nào thể hiện nỗi lòng của tác giả. 

Nghệ thuật được sử dụng trong “Bảo kính cảnh giới” 

Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ đã trở thành siêu phẩm trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi. Vì ông đã đầu tư tâm sức vào tác phẩm này với tính nghệ thuật trong việc dùng từ của mình. 

Bài thơ lục ngôn nên luôn có  sự thay đổi âm điệu liên tục tạo hiệu ứng thể hiện cảm xúc và mong muốn mãnh liệt của tác giả. Ngoài ra tác giả còn sử dụng thêm nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, mặc dù là bức tranh thiên nhiên nhưng luôn khiến người đọc cảm nhận sâu sắc được tâm trạng của người viết. 

Với hình ảnh thơ bình dị cùng từ ngữ giàu cảm xúc đưa đến những thăng trầm cùng nỗi lo âu mà tác giả đang khắc họa qua lời văn. Đặc biệt bài thơ không sử dụng các từ ngữ mang tính chất tình cảm nhưng vẫn mang đậm sức biểu cảm được thể hiện rõ rệt. 

Kết luận 

Bài viết là tổng hợp các thông tin liên quan đến tác phẩm “ Bảo kính cảnh giới” do Nguyễn Trãi sáng tác. Bài thơ với nghệ thuật thể hiện triệt để cảm xúc về nỗi lo và các trăn trở của tác giả đối với đất nước và nhân dân. Hy vọng thông qua những phân tích đầy đủ từ giadinhvatreem sẽ giúp bạn sẽ hiểu được ngụ ý trong bài thơ.