Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác, theo tác giả đến thăm Người

Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác tổng hợp tất cả những thông tin chung và các luận điểm cần có để hiểu rõ bài thơ này. Với cách triển khai ý logic và rõ ràng, bạn có thể dễ dàng viết ra một bài phân tích tác phẩm. Không cần phải nhồi nhét những bài văn mẫu vào đầu, với sơ đồ tư duy mà Giadinhvatreem cung cấp, bạn sẽ nắm chắc điểm cao trong tay!

Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác về tác giả và tác phẩm

Viếng lăng Bác được chấp bút bởi Viễn Phương
Viếng lăng Bác được chấp bút bởi Viễn Phương

Trước khi đi sâu vào phân tích bất kỳ một tác phẩm văn học nào, chúng ta cần hiểu rõ về tác giả và bối cảnh ra đời của tác phẩm. Hãy cùng tìm hiểu khái quát về bài thơ này.

Đôi nét về nhà thơ Viễn Phương

Trong sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác, không thể không nhắc đến người đã chắp bút cho tác phẩm – nhà thơ Viễn Phương. Tên khai sinh của nhà thơ là Phan Thanh Viễn, sinh ra tại An Giang vào năm 1928 và mất năm 2005.

Sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu từ khi ông tham gia vào kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước. Viễn Phương là một trong những thành viên kỳ cựu cả trên mặt trận vũ trang và mặt trận văn hóa ở chiến trường miền Nam.

Đỉnh cao sự nghiệp của ông là vào năm 1952 khi nhận được giải Nhì trong cuộc thi về văn học và nghệ thuật do chiến trường Nam Bộ tổ chức. Tác phẩm tạo nên dấu ấn này chính là “Chiến thắng hòa bình” – một bản trường ca hùng tráng.

Nhắc đến Viễn Phương, người ta sẽ liên tưởng ngay đến cách ông thổi hồn và cảm xúc vào tác phẩm nhưng không hề sướt mướt, bi lụy. Mỗi bài thơ như một lời thì thầm, bâng khuâng của tác giả về những sự vật, sự việc mà ông đã trải qua. Một số tác phẩm làm nên tên tuổi của Viễn Phương là Lòng mẹ, Như mây mùa xuân, Anh hùng mìn gạt, v.v.

Viếng lăng Bác được ra đời khi nào?

Bài thơ được chắp bút khi tác giả có cơ hội viếng thăm lăng của Hồ chủ tịch khi vừa mới khánh thành. Đó là vào tháng 4, 1976, sau khi chúng ta đã đánh đuổi thành công giặc Mỹ. Tác phẩm Viếng lăng Bác được xuất bản trong tập thơ Như mây mùa xuân và năm 1978.

Bố cục cơ bản của bài thơ Viếng lăng Bác

Dựa trên sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác ngắn gọn, chúng ta có thể thấy bài thơ 8 chữ có 4 khổ với những cảm xúc khác nhau của tác giả thay đổi theo trình tự thời gian:

  • Khổ đầu: Những nỗi niềm của nhà thơ khi đứng trước khung cảnh bên ngoài lăng của Bác.
  • Khổ thứ 2: Miêu tả đoàn người viếng Bác và cảm xúc giấy lên trong lòng tác giả.
  • Khổ thứ 3: Những lời từ tận đáy lòng khi đặt chân vào bên trong và tận mắt chứng kiến di hài của Người.
  • Khổ cuối: Phút giây chia xa và những tình cảm, nuối tiếc của tác giả.
Xem thêm tin mới về  Cách nhận biết ngôi kể thứ nhất và thứ ba siêu đơn giản

Tựa đề bài thơ có ý nghĩa gì?

Tên bài thơ ngắn gọn nhưng ẩn chứa nhiều tầng nghĩa
Tên bài thơ ngắn gọn nhưng ẩn chứa nhiều tầng nghĩa

Nhan đề ngắn gọn chỉ có vỏn vẹn 3 chữ nhưng lại chất chứa rất nhiều tôn kính của nhà thơ dành cho Hồ chủ tịch. Thay vì dùng chữ “thăm”, Viễn Phương lại sử dụng chữ “viếng” để thể hiện sự kính trọng của mình với một nhân vật vĩ đại. 

Nhưng bên cạnh đó cũng thể hiện tình cảm thắm thiết của ông dành khi đã gọi Người là Bác thay vì Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của nhan đề bạn có thể không cần đưa vào sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác.

Giá trị nội dung mà bài thơ mang lại

Có lẽ bất cứ người con Việt Nam nào cũng đều xúc động khi đọc bài thơ Viếng lăng Bác, đặc biệt là sau khi lăng khánh thành và lần đầu được viếng thăm. Bài thơ đã thể hiện được sự tôn kính cũng như tình cảm sâu sắc mà một người con, người cháu muốn gửi đến Bác. Đây là một ý không thể thiết trong sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác.

Giá trị về nghệ thuật của bài Viếng lăng Bác

Xuyên suốt 4 khổ thơ là giọng văn trang trọng nhưng lại xen chút tha thiết, nức nở, không kìm được xúc động khi nhìn thấy di hài của Bác. Những câu chữ tuy mộc mạc, nhẹ nhàng nhưng lại có sức nặng vô cùng.

Những hình ảnh ẩn dụ (hàng tre, mặt trời) và những từ khơi gợi cảm xúc (thương nhớ, nhói) đã góp phần lột tả được sự tiếc thương của nhà thơ dành cho người Cha vĩ đại của chúng ta.

Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác lớp 9 dễ nhớ

Một sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác đầy đủ cần có 2 nhánh lớn là các thông tin chung và phần phân tích. Phần tìm hiểu chung bạn có thể chia ra các nhánh như tác giả, bối cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. 

Đối với phần phân tích, hãy chia ra 4 nhánh lớn theo 4 khổ thơ theo trình tự thời gian: trước khi viếng (2 khổ đầu), khi vào bên trong lăng (khổ 3) và khi ra về (khổ cuối cùng). Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác mà chuyên mục Giáo dục của Giadinhvatreem đã thực hiện:

Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác không cần quá chi tiết
Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác không cần quá chi tiết

Phân tích cụ thể theo sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác

Sau khi bạn đã có một sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác cụ thể, chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết tác phẩm. Như đã nói ở trên thì bạn cần phân tích 4 phần cho 4 khổ hoặc có thể chia theo trình tự thời gian là 3 phần (trước, trong và sau khi viếng).

Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác (khổ đầu)

Ấn tượng đầu tiên cần nhắc đến trong sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác khổ 1 chính là sự gần gũi của tác giả khi xưng “con ở miền Nam”. “Miền Nam” ở đây cũng đại diện cho tình cảm và tấm lòng của toàn bộ người dân Nam Bộ chứ không riêng gì tác giả. Bên cạnh đó, ông sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh “thăm” để xoa dịu đi sự mất mát của đất nước, như thể Bác vẫn còn sống mãi với non sông.

Xem thêm tin mới về  Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 

Hàng tre được miêu tả với từ láy “bát ngát”, thể hiện sự tươi tốt và trải dài khắp lăng Bác như những người canh gác cho giấc ngủ của Người. Từ cảm thán “ôi” được sử dụng tinh tế, cho thấy cảm xúc dâng trào của tác giả. Đó là khi ông nghĩ về hình ảnh lũy tre – ẩn dụ cho tính kiên cường, bất khuất của nhân dân ta để chiến thắng giặc ngoại xâm.

Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn dòng người ở lăng Bác (khổ 2)

Điểm sáng của khổ thơ này trong sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác chính là phép ẩn dụ “mặt trời”, ví Người như là vầng thái dương “rất đỏ” khiến cho ánh mặt trời phải nhún nhường. Điều này nói lên những công lao và tình thương to lớn mà Bác đã dành cho những người con, người cháu của mình trên toàn nước Việt.

Điệp ngữ “ngày ngày” và từ “dòng người” thể hiện lòng thành kính và biết ơn của người dân đối với Bác là vô bờ bến. Mỗi ngày, những người con từ tứ phương sẽ đến dâng hoa để tưởng nhớ về vị Cha già kính yêu.

Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” không chỉ ám chỉ tuổi của Bác mà còn thể hiện cuộc đời của Người như mùa xuân. Bác luôn mang những điều tốt đẹp nhất dành cho những đứa con của mình.

Cảm xúc của nhà thơ khi đặt chân vào bên trong lăng (khổ 3)

Sơ đồ tư duy chi tiết cho phần phân tích
Sơ đồ tư duy chi tiết cho phần phân tích

Đây có lẽ là lúc cảm xúc của tác giả vỡ òa nhất khi được tận mắt chứng kiến di hài của Bác. “Giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh để giúp che dấu đi nỗi đau đang chiếm ngự trong lòng tác giả. 

Ánh đèn bên trong được ví như ánh trăng dịu hiền, thể hiện sự thanh cao và giản dị của Bác. Nhìn thấy Bác vẫn trông thật hiền từ và “bình yên” khiến cho chúng ta ai nấy đều tự lừa dối bản thân rằng Người chỉ đang ngủ mà thôi.

Thế nhưng, thực tại vẫn luôn đau đớn như thế đến mức tác giả phải “nghe nhói ở trong tim”. Mặc dù tác giả đã tự nhủ bản thân rằng “trời xanh là mãi mãi”, ý chỉ hình ảnh của Người sẽ luôn sống mãi trong mỗi chúng ta, trường tồn với thời gian và đất nước.

Câu thơ cuối của khổ 3 chính là lời khóc nghẹn không thành tiếng của một người con đối với một vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mặc dù rất đau, nhưng không thể khóc thành lời mà chỉ có thể “nhói ở trong tim”.

Cảm xúc của nhà thơ khi phải nói lời từ biệt (khổ cuối)

Có lẽ khi còn ở trong lăng, nhà thơ vẫn đang cố kìm nén cảm xúc của mình để dành trọn vẹn sự tôn kính cho Bác Hồ. Nhưng khi bước ra khỏi đó lại là “thương trào nước mắt”. Sự lưu luyến, bịn rịn khiến cho chúng ta không nỡ nói lời tạm biệt với Người.

Sự quyến luyến đó một lần nữa được nhấn mạnh qua điệp ngữ “muốn làm” và phép liệt kê (đóa hoa, con chim, cây tre). Điều này thể hiện mong muốn được biến thành cảnh vật xung quanh lăng để được ở lại bầu bạn với Bác. Dù chỉ là một cây tre, ngọn cỏ cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả cho vị lãnh tụ của chúng ta.

Ngoài ra, việc kết thúc bằng hình ảnh cây tre (mặc dù với mục đích khác nhau) cũng tạo ra cấu trúc đầu – cuối tương ứng. Hình ảnh này thể hiện vòng khép kín, tượng trưng cho chuyến đi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Dù vẫn là những cảnh vật đó nhưng mỗi thời điểm lại là một tâm trạng khác nhau.

Lời kết

Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác không cần phải quá chi tiết mà chỉ cần có những ý chính mà chúng tôi đã nêu ở trên. Chỉ cần nắm rõ sườn bài này, bạn sẽ đảm bảo đạt điểm cao cho bài văn của mình. Việc còn lại chỉ cần để cảm xúc thăng hoa và viết ra những suy nghĩ và tấm lòng của bạn dành cho Hồ chủ tịch.