Bầu ăn mận được không ? Những lợi ích của việc ăn mận

Mận là loại quả thơm ngon, được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt thanh mát. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai băn khoăn liệu bầu ăn mận được không? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề này.

Ở Việt Nam có hai loại mận, mọi người quen gọi là mận Bắc (mận hậu) và mận Nam.

  • Mận Bắc thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh như Mộc Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai… có vị chua nhẹ, hơi ngọt, giòn và mọng nước.
  • Mận Nam thường được ngoài Bắc gọi là quả roi, là loại quả mọng nước, có vị ngọt thanh, chua nhẹ, là trái cây có mặt ở cả miền Bắc và miền Nam.

bau an man co tot khong2

Mận có những chất dinh dưỡng nào ?

Mận miền Bắc và mận miền Nam khác nhau nhưng đều là loại quả được nhiều người ưa thích, đặc biệt là những phụ nữ mang thai.

Trong 100 gam mận Bắc có các thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất sau:

  • Năng lượng: 20 kcal
  • Sắt: 0,4 mg
  • Canxi: 28 mg
  • Magie: 7 mg
  • Vitamin C: 3 mg
  • Vitamin B2: 0,04 mg
  • Vitamin B1: 0,06 mg
  • Vitamin PP: 0,5 mg
  • Vitamin B5: 0,135 mg
  • Protein: 0,6 gam
  • Đường: 9,92 gam
  • Chất xơ: 0,7 gam
  • Phốt pho: 20 mg
  • Kẽm: 0,1 mg
  • Kali: 157 mg

Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gam mận Nam, gồm có:

  • Năng lượng: 25 kcal
  • Carbohydrates: 5,7 gam
  • Phốt pho: 8 mg
  • Kẽm: 0,06 mg
  • Canxi: 29 mg
  • Magie: 5 mg
  • Protein: 0,60 gam
  • Chất béo: 0,3 gam
  • Vitamin B3: 0,8 mg
  • Vitamin C: 22,3 mg
  • Vitamin B1: 0,02 mg
  • Vitamin B2: 0,03 mg

Mận miền bắc hay mận miền Nam đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe con người. Vậy mẹ bầu ăn mận được không?

Bầu ăn mận được không ?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn cả mận Bắc và mận Nam bởi 2 loại quả này giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Xem thêm tin mới về  Xe chòi chân là gì? Xe chòi chân cho bé mấy tháng tuổi? Ưu - nhược điểm

Cả hai loại mận chứa nhiều vitamin và các khoáng chất giúp tăng cường lượng sắt cần thiết cho phụ nữ mang thai, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, ốm nghén.

Bên cạnh đó, mận chứa khá ít năng lượng, nhiều nước, giúp bà bầu kiểm soát cân nặng. Chất xơ trong mận giúp lượng đường hấp thu vào cơ thể một cách chậm rãi, tránh tăng insulin gây tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, bà bầu ăn mận chỉ nên ở một lượng vừa phải. Nếu bà bầu đang dùng thuốc để chữa bệnh thì cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi ăn mận.

bau an man co tot khong

Bầu ăn mận có những lợi ích gì ?

Nâng cao hệ thống miễn dịch

+ Ăn mận giúp đáp ứng 8% lượng vitamin A và 7% lượng vitamin C cho cơ thể. Từ đó giúp cung cấp chất chống oxy hóa, tăng liên kết mô, tạo collagen và tăng cường sức đề kháng cho các mẹ bầu.

Ngăn ngừa bệnh ung thư

+ Trong mận có chứa sắc tố Anthocyanin, là chất có khả năng chống oxy hóa, tiêu diệt các gốc tự do,… Nhờ đó, ăn mận giúp phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…

Có lợi cho phụ nữ mang thai

+ Đối với bà bầu, ăn mận rất tốt cho sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, chẳng hạn như phòng ngừa tình trạng thiếu máu, giảm thiểu các cơn co thắt tử cung, giảm stress,…

Giảm mỡ máu, tăng cường sức khỏe tim mạch

+ Trong mận có chứa một lượng kali nhất định, chất này giúp người dùng ổn định nhịp tim, kiểm soát huyết áp và bảo vệ hệ thống tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

+ Lượng chất xơ không hòa tan có trong mận giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình hấp thu chất béo và tăng tiết insulin cho cơ thể. Đồng thời, duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định.

Tốt cho mắt

+ Trái mận giúp người dùng giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến thị lực như cận thị, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…

Xem thêm tin mới về  Điểm mặt những loài bươm bướm đẹp nhất thế giới

Tác hại của việc ăn mận

  • Làm ảnh hưởng đến thận: Thật vậy, trong mận chứa lượng lớn oxalate, gây cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Thêm vào đó, canxi nếu không được hấp thụ hết vào xương mà vẫn còn trong máu, dẫn đến quá trình đào thải sẽ tích lũy ở thận, lâu dần làm tổn thương đến thận ở mẹ bầu.
  • Chứa hàm lượng axit cao: Khi phụ nữ mang thai, bao tử sẽ dư nhiều axit. Do đó, khi ăn nhiều mận sẽ dễ dẫn đến các tình trạng như ợ chua, đau bụng, và đầy hơi,…
  • Gây nóng cho cơ thể: Tuy mận chỉ chứa một lượng đường vừa đủ, nhưng nếu ăn với số lượng lớn cũng sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể. Từ đó gây tăng nhiệt, nhất là vào mùa hè bạn sẽ cảm thấy khó chịu, dễ nổi mụn.

bau an man co tot khong1

Cách ăn mận tốt nhất cho bà bầu

Chỉ ăn vừa đủ không nên ăn quá nhiều mận cùng lúc. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 5 đến 6 quả mận. Vì mận có vị chua, nên khi ăn quá nhiều có thể gây xót cho dạ dày, đặc biệt càng không nên ăn trong lúc đói. Nên chọn mận tươi vì có thể giữ được nhiều vitamin, khoáng chất và nước hơn mận ngâm, mận đã qua chế biến.

Rửa sạch mận và phải nên ngâm mận vào nước muối loãng từ 15 phút – 20 phút vì mận không cần gọt vỏ khi ăn, đó là phần chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.

Nên ăn thêm nhiều loại trái cây khác nhau để cân đối dinh dưỡng và mùi vị. Do mận có vị chua nên nhiều mẹ bầu thích ngọt lại ngại ăn hoặc ngược lại.

Hy vọng bài viết của chúng tôi về ” Bầu ăn mận có được không ” sẽ giúp cho bạn được một phần nào đó. Xin chân thành cảm ơn!