Thuyết minh về 1 trò chơi dân gian sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn được những thông tin như nguồn gốc, luật lệ và quy tắc của chúng. Ngoài ra việc thuyết minh này cũng sẽ giúp mọi người hồi tưởng lại về tuổi thơ đầy sự hồn nhiên và đẹp đẽ của mình. Những trò chơi đó có thể là: ô an quan, thả diều, kéo co, nhảy dây, nhảy bao bố, trốn tìm, mèo đuổi chuột,…
Dàn ý khi thuyết minh về 1 trò chơi dân gian
Dù bất kể là bài Thuyết minh về 1 trò chơi dân gian nào đó thì đều phù hợp với dàn ý chi tiết dưới đây:
- Mở bài: Thường thì sẽ là từ 2-3 câu giới thiệu về trò chơi mà em sẽ thuyết minh. Đoạn mở bài sẽ cần giới thiệu tổng quan về trò chơi đó.
- Thân bài:
- Giải thích khái niệm: em hoàn toàn có thể tham khảo một vài cách dẫn dắt dưới đây:
– Trò chơi dân gian có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với mọi người, đây chính là tuổi thơ của chúng ta với những hoạt động giải trí và vui chơi vị. Chúng được quần chúng nhân ngày xưa sáng tạo và được lưu truyền cho đến hiện nay qua rất nhiều thế hệ. Những trò chơi này phản ánh lên đời sống văn hóa và tinh thần dân tộc của người dân Việt Nam.
- Thuyết minh về 1 trò chơi dân gian cụ thể:
– Nguồn gốc của trò chơi
– Một vài đặc điểm nổi bật của trò chơi như: Độ tuổi phù hợp, Số lượng người chơi, Thời gian chuẩn bị, thời gian chơi, một vài kỹ năng cần thiết.
– Thời gian thường được tổ chức trò chơi dân gian là vào lúc nào?
– Giới thiệu về cách chơi và luật chơi một cách chi tiết nhất.
– Ý nghĩa mà trò chơi dân gian mang tới
- Kết bài: Khẳng định lại 1 lần nữa về ý nghĩa mà trò chơi dân gian mang lại đối với người dân Việt Nam.
4 bài văn mẫu thuyết minh về 1 trò chơi dân gian hay nhất
Ở Việt Nam có rất nhiều trò chơi dân gian hay, mỗi trò lại có một nét hấp dẫn, thú vị riêng. Em có thể lựa chọn một trong số những trò chơi như chi chi chành chành, kéo co, mèo đuổi chuột, ô ăn quan,… Dưới đây là 4 bài văn mẫu thuyết minh về 1 trò chơi dân gian hay nhất do giadinhvatreem tổng hợp để các em học sinh và quý vị phụ huynh tham khảo:
Văn mẫu thuyết minh về 1 trò chơi dân gian Chi chi chành chành
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa vô cùng đa dạng. Sự phong phú về văn hóa không chỉ được thể hiện qua những tập tục, sinh hoạt mà còn thấm nhuần trong những trò chơi dân gian dày đặc sắc. Một trong những trò chơi rất phổ biến với những em nhỏ tại nông thôn đó là Chi Chi Chành Chành.
Chi chi chành chành là một trò chơi có truyền thống từ lâu đời, được các em nhỏ vô cùng yêu thích. Ngay từ tên gọi, trò chơi này đã cho thấy sự vui nhộn với hai từ láy “chi” và “chành”. Thực tế, tên trò chơi cũng chính là câu nói phổ biến trong trò đồng dao mà các em nhỏ hay nói khi chơi với nhau.
Cách chơi của Chi Chi Chành Chành rất đơn giản, không cần có bất kỳ dụng cụ nào. Trò chơi này không giới hạn lượng người tham gia, có thể là 2 người hoặc nhiều người. Một người sẽ là phe đi bắt, những người còn lại sẽ thuộc phe người chơi.
Bắt đầu trò chơi, người đi bắt sẽ xòe bàn tay của mình ra, những người chơi sẽ đặt một ngón tay lên bàn tay đó. Người bắt sẽ bắt đầu hát vang bài đồng dao:
“Chi chi chành chành
Cái chanh đổ lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Sập cửa đi tìm”
Sau khi kết thúc câu hát “Sập cửa đi tìm”, người bắt sẽ bất ngờ nắm chặt bàn tay của mình lại. Nếu người chơi nào không kịp rút ngón tay ra và để bị bắt thì sẽ thua cuộc. Người nào bị bắt sẽ trở thành người đi bắt trong ván tiếp theo. Nếu như có nhiều người cùng bị bắt thì có thể phân thắng bại bằng cách oẳn tù tì.
Chi chi chành chành là một trò chơi dân gian dễ chơi, dễ thuộc và cũng không kém phần hấp dẫn. Đến ngày nay, từ thành thị cho đến nông thôn, đây vẫn là trò chơi được rất nhiều em nhỏ yêu thích.
Văn mẫu thuyết minh về 1 trò chơi dân gian: mèo đuổi chuột
Trò chơi dân gian ngày nay đang được quan tâm đúng mức. Các trò chơi này thường được chơi ở những nơi sinh hoạt tập thể, trong trường học. Một trong những trò chơi đơn giản mà không cần chuẩn bị. Đó là trò Mèo đuổi chuột. Đây là trò chơi vui và bổ ích. Ta cùng tìm hiểu trò chơi này.
Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi Mèo đuổi chuột có từ bao giờ. Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi trò chơi này.Cách chơi
Số người tham gia chơi: khoảng 10 người trở lên. oẳn tù tì để chọn người làm mèo và người làm chuột. Người làm mèo và người làm chuột đứng riêng ra. Những người còn lại nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Sau đó, người làm mèo và người làm chuột ngồi quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì người làm chuột phải chạy thật nhanh và mèo thì cố sức đuổi theo chuột. Khi chuột chạy tới vòng tròn thì hai người đứng chỗ vòng tròn đó phải giơ cao tay cho chuột chạy ra ngoài. Nếu mèo chạy đến vòng tròn, hai người đứng chỗ đó liền đứng sát lại nhau để mèo không chui ra được. Mèo phải tìm cửa khác để ra. Nếu khi đuổi, mèo “vồ” được vào người chuột thì coi như mèo dã thắng, chuột thua. Ván chơi kết thúc. Trò chơi lại tiếp tục bằng đôi khác đóng mèo và chuột. Người chơi vừa chơi vừa hát bài đồng dao sau:
“Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột chui lỗ hổng
Để chạy cho mau
Mèo đuổi phía sau
Chạy đâu cho thoát.
Thế là chú chuột
Lại hóa thành mèo
Co cẳng đuổi theo
Bắt mèo hóa chuột.
Trò chơi rất vui, tạo bầu không khí hào hứng, sôi nổi. Luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và rèn luyện sức dẻo dai.
Văn mẫu thuyết minh về 1 trò chơi dân gian: rồng rắn lên mây
Trò chơi dân gian đơn giản mà thú vị, nhưng lại đang bị mai một dần trong xã hội. Chúng ta hãy cùng tìm lại một trò chơi con trẻ: Trò Rồng rắn lên mây.
Muốn chơi Rồng rắn lên mây phải có từ năm bạn trở lên (càng đông càng vui). Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
– Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
– Có !
Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:
– Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:
– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
– Con lên mấy ?
– Con lên một
– Thuốc chẳng hay
– Con lên hai.
– Thuốc chẳng hay
Cứ thế cho đến khi:
– Con lên mười.
– Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
+ Xin khúc đầu.
– Những xương cùng xẩu.
+ Xin khúc giữa.
– Những máu cùng me.
+ Xin khúc đuôi.
– Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi giằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
Thuyết minh chi tiết về trò chơi dân gian thả diều
Tuổi thơ chúng ta ai mà không biết trò chơi thả diều, thú vui nhàn hạ của mỗi đứa trẻ ở vùng quê vào ngày hè, những cánh diều tuổi thơ sẽ mãi là kỉ niệm mà chúng ta mãi không quên.
Trò chơi dân gian thả diều xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước, du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận, với mỗi đứa trẻ hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc. Đây cũng là trò chơi bình dị, giải trí của các em khi rảnh rỗi.
Diều được làm từ các chất liệu khác nhau giấy, vải, nilon, chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Người chơi diều có thể chọn nhiều loại khác nhau dựa theo màu sắc, kiểu dáng. Với trẻ em vùng quê diều làm bằng giấy là lựa chọn thích hợp, đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất, chỉ cần sử dụng giấy vở không dùng đến để làm diều.
Cánh diều thông thường thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng tre mềm, có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Điều kiện gió khi thả phải không quá mạnh mà phải gió nhẹ. Những cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản là những nơi thả diều tốt nhất. Vào mỗi buổi chiều những cánh diều bay lên không trung rất đẹp và thơ mộng.
Theo thời gian trò chơi thả diều đã không còn xuất hiện nhiều nữa nhưng đối với các thế hệ trước kia hình ảnh cánh diều tung bay phấp phới trong gió và những đứa trẻ chạy theo nô đùa sẽ mãi là kỉ niệm không thể phai nhòa.
Kết luận
Thuyết minh về 1 trò chơi dân gian luôn mang đến cho người dân Việt Nam rất nhiều cảm xúc, vì chúng gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Bài viết trên đã được đội ngũ của trang giadinhvatreem gửi tới quý vị trong chuyên mục giáo dục. Hy vọng rằng với những thông tin trên mọi người có thể dễ dàng hoàn thành cho mình được một bài thuyết minh hoàn chỉnh.