Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích là một bài kiểm tra môn ngữ văn hết sức quan trọng đối với học sinh lớp 6. Chính vì vậy, có rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm đến vấn đề này, ngay trong bài viết dưới đây, bạn sẽ được giadinhvatreem.vn cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề trên.
Cần chú ý gì khi viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích?
Thứ nhất, khi viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích bạn sẽ cần lưu ý cách xưng hô. Bạn sẽ sử dụng ngôi thứ nhất, kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện đã xảy ra. Cách xưng hô trong bài sẽ mang tính nhất quán, không sử dụng hai ngôi kể trong cùng một bài.
Thứ hai, khi kể lại câu chuyện bạn sẽ phải dựa vào gốc chuyện (nhân vật, sự kiện diễn ra, ngôn ngữ…), nhưng hãy biến hóa, sáng tạo sử dụng lối hành văn của mình để bài viết thêm sáng tạo, hấp dẫn (chi tiết hóa tính huống, cụ thể hóa nhân vật, diễn giải mượt mà các chi tiết chung chung, gia tăng yếu tố kỳ ảo, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh vào tâm lý người đọc….)
Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện cổ tích muốn kể
Trước khi đi vào mở bài của đề “viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích”, bạn cần xác định được nhân vật mình hóa thân, từ đó sắp xếp các chi tiết, diễn biến theo trình tự thời gian, không gian, viết trọng tâm vào những tình huống kỳ ảo, khai thác sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật.
Mở bài bạn cần giới thiệu tổng quát về xuất thân của nhân vật, tính trạng hiện tại. Bạn sẽ phải sử dụng ngôi thứ nhất khi giới thiệu. Tuy nhiên, bạn sẽ phải lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp với thân phận, địa vị, bối cảnh của nhân vật (ví dụ: tôi, ta, mình, tớ….).
Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo trình tự
Dựa vào giới tính, tuổi tác, thân phận và địa vị của nhân vật, bạn sẽ phải sử dụng các từ ngữ, cách xưng hô phù hợp, để bài văn tránh lủng củng, từ đó tạo độ kích tính tăng thêm phần hấp dẫn.
Khi viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích bạn cần sử dụng linh hoạt các từ ngữ, dựa vào cảm xúc của nhân vật bạn sẽ biến hóa cho người đọc cảm nhận được vui, buồn, tính nghiệm trọng qua lời nói, nghiêm trang…. phù hợp với nội dung, bối cảnh nhân vật đang sinh sống.
Xuất thân của nhân vật
Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân, địa vị trong xã hội, bối cảnh. Tiếp đó, bạn cần kể lại các sự việc bất công mà nhân vật đã trải qua, để người đọc đồng cảm với nhân vật. Lời kể chân thực, lối hành văn mượt mà, không lủng củng lặp lại từ.
Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
Bước khi đi vào bước ngoặt của câu chuyện, bạn cầu tóm gọn lại quá trình, ngọn nguồn diễn biến. Để từ đó để đẩy câu chuyện lên tới đỉnh điểm, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của nhân vật, và lên án những tội ác đang diễn ra trong xã hội phong kiến.
Diễn biến chính
Từ những vấn đề đã xâu chuỗi phía trên, đỉnh điểm của cái ác được đẩy lên tột độ, nhưng từ diễn biến chính cũng cho ta biết được chân lý cái thiện luôn thắng cái ác. Diễn biến chính viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích bạn sẽ chia ra thành các sự việc nhỏ, đi theo tuần tự không gian và thời gian:
- Sự việc 1.
- Sự việc 2.
- Sự việc 3.
Kết bài: Kết thúc diễn biến câu chuyện, rút ra được bài học gì?
Qua đề văn viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích bạn đã rút ra được bài học quý giá, chân lý của cái thiện, lên án và phên xã hội phong kiến, nơi người tốt luôn gặp những chuyện bất công.
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã cung cấp đến phụ huynh và học sinh dàn ý chi tiết viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã có cho mình nhiều thông tin hữu ích. Từ đó, ứng dụng vào bài văn để đạt điểm cao trong bài kiểm tra sắp tới!