Bảng nguyên tố hóa học hay còn được gọi là bảng tuần hoàn – bảng liệt kê 118 nguyên tố. Bảng được xem là “trái tim” của môn hóa và có sức ảnh hưởng lớn đến các ngành học liên quan. Từ học sinh, sinh viên hay các nhà khoa học đều sử dụng thường xuyên bảng nguyên tố hóa học để phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Để hiểu rõ hơn, mời bạn cùng Giadinhvatreem.vn tìm hiểu chi tiết tại đây!
Tóm tắt sơ bộ về bảng nguyên tố hóa học
Tên đầy đủ | Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học |
Tên tiếng anh | Periodic table of chemical elements |
Người phát minh | Dmitri Ivanovich Mendeleev (Nga) |
Năm phát minh | Năm 1869 |
Số phần tử có trong bảng | 118 |
Số hàng trong bảng | 7 hàng |
Số cột gồm | 18 cột (Gồm 8 nhóm A và 10 nhóm B) |
Bảng nguyên tố hóa học phục vụ cho mục đích gì?
Bảng tuần hoàn được dùng để tham khảo các thông số quan trọng như là số hiệu nguyên tử (Z), khối lượng nguyên tử (M), hóa trị, tên nguyên tố hay độ âm điện,..vv Theo đó, mục đích của từng thông số sẽ là:
- Ký hiệu dùng để viết và cân bằng phương trình hóa học
- Hóa trị dùng cân bằng phương trình
- Khối lượng nguyên tử sử dụng để giải bài tập
- Xác định một nguyên tố là kim loại hay là phi kim loại (từ đó xác định độ mạnh yếu của nguyên tố đó)
Bảng nguyên tố họa học chi tiết:
Bên cạnh đó, bảng còn hỗ trợ suy luận ra nhiều tính chất vậy lý, hóa học và xu hướng phản ứng của chúng cùng những chất khác. Có rất nhiều tính chất trong bảng, chủ yếu là do số electron lớp ngoài cùng khác nhau của mỗi nhóm chất này.
Lý giải sự quan trọng của bảng tuần hoàn
Nếu như không có bảng nguyên tố hóa học các kiến thức sẽ rất nhiều, theo đó bạn sẽ phải học thuộc từng nguyên tố cũng như các tính chất đi kèm của chúng. Bảng tuần hoàn được xem như trung tâm của môn hóa học, nó gần như tóm tắt một lượng kiến thức rộng lớn vào một bảng và có tính chất rất logic.
Nắm được các quy luật của bảng bạn có thể dự đoán được tính chất của một nguyên tố thì bạn chỉ cần nhìn vào vị trí của chúng. Bên cạnh đó, chúng cũng cho phép các nhà khoa học tìm ra được các nguyên tố mới. Tìm ra được các vật liệu mới có ích trong cuộc sống nhờ vào những kiến thức của các nguyên tố hóa học cùng nhóm.
Xu hướng tuần hoàn của bảng nguyên tố
- Độ âm điện: Là khả năng hút electron về phía mình (Tăng từ trái sang phải và giảm từ trên xuống dưới)
- Năng lượng ion hóa: Tăng từ trái sang phải và giảm từ trên xuống dưới.
- Áp lực điện tử: Khả năng của một nguyên tử chấp nhận electron (Tăng từ trái qua phải và giảm từ trên xuống dưới).
- Bán kính nguyên tử: Giảm từ trái qua phải và tăng từ trên xuống.
- Xu hướng điểm nóng chảy: Năng lượng cần thiết để phá vỡ các liên kết nhằm thay đổi tính chất từ rắn sang lỏng.
- Kim loại thường sẽ có nhiệt độ nóng chảy cao
- Phi kim loại ngược lại có nhiệt độ nóng chảy thấp
- Carbon là phi kim loại có điểm nóng chảy cao nhất
- Bo bán kim loại cũng có điểm nóng chảy cao.
- Xu hướng tính của kim loại: Chu kỳ là giảm từ trái sang phải, Nhóm là tăng từ trên xuống dưới.
Vừa rồi là một số thông tin về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng nội dung bài viết đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc học tập và nghiên cứu. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé!