Soạn bài Hịch Tướng Sĩ giúp học sinh nắm vững kiến thức, qua đó học sinh có thể trình bày một cách tự tin và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. Ngay sau đây, giadinhvatreem.vn sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ về bố cục, sơ đồ tư duy, tóm tắt, dàn ý phân tích về tác phẩm này!
Soạn bài Hịch Tướng Sĩ, khái quát về tác giả và tác phẩm
Khi soạn bài Hịch Tướng Sĩ bạn sẽ chia bố cục như sau:
- Phần 1(từ đâu – “còn lưu tiếng tốt”): Tại đây, Trần Quốc Tuấn đã nêu gương trung thần dũng sĩ trong quá khứ đến hiện tại, để khích lệ tinh thần yêu nước, xả thân cứu nước.
- Phần 2 (“huống chi” – “cũng vui lòng”): Tố cáo, lên án sự bàn tạo của giặc, những việc hết sức tàn nhẫn mà giặc ngoại xâm đã gây ra cho nước mình. Đồng thời nói lên lòng căm thù giặc, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Phần 3 (“các ngươi” – “không vui vẻ có được không?”): Phân tích, làm rõ hành động sai trái, lối sống không lành mạnh của các tướng sĩ, binh sĩ.
- Phần 4 (phần còn lại): Đề ra những nhiệm vụ cần làm để khích lệ tinh thần chiến đấu, yêu nước, ý chí chống quân thu của tướng sĩ.
Soạn bài Hịch Tướng Sĩ – Tìm hiểu về tác giả
- Trần Quốc Tuấn còn có danh xưng khác là Hưng đạo Vương (1231 – 1300). Là một kiệt tướng tài ba xuất sắc của dân tộc. Ông là người lập chiến công lớn trong thời kỳ chống quân Mông – Nguyên xâm lược. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông “Binh thư yếu lược”.
Soạn bài Hịch Tướng Sĩ – Tìm hiểu về tác phẩm
Soạn bài Hịch Tướng Sĩ – Hoàn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm này được viết vào thời kỳ chống quân Mông – Nguyên lần thứ 2 năm 1285.
- Bài hịch ra đời nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu, quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược của các tướng sĩ, nhằm hướng các tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược”.
Thể loại: Tác phẩm được thể trình bày dưới dạng hịch – đây là văn áng thường được vua, chúa, tướng lĩnh, thủ lĩnh dùng để kêu gọi, thuyết phục binh sĩ, nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm.
Soạn bài Hịch Tướng Sĩ, đọc hiểu nội dung
Khi soạn bài Hịch Tướng Sĩ bạn sẽ phải nêu được nội dung chính dưới đây. Đây là nội dung trọng tâm, giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa tác phẩm….
Nêu gương các trung thân nghĩa sĩ:
- Chỉ ra các trung thần, hy sinh vì chính nghĩa để bảo vệ biên cương tổ quốc: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng….
- Khích lệ tinh thần lập công danh, xả thân cứu quốc, vì vua và vì nước.
Tình hình đất nước và nỗi lòng của tướng lĩnh:
- Chỉ điểm, vạch trần tội ác tày trời, ngang ngược của giặc (tham lam, tàn bạo, bóc lột, vơ vét, hống hách).
- Khơi dậy nỗi nhục mất nước, từ đó tiếp thêm tinh thân nước cho các binh sĩ.
- Nỗi lòng của tướng lĩnh: Đau đớn, uất hận, căm thù giặc ngoại xâm đến xương tủy.
Phê phán các hành vi sai trái và kêu gọi các tướng sĩ đứng lên cứu nước:
- Phê phán, lên án nghiêm khắc các hành vi, biểu hiện ăn chơi hưởng lạc, sự vô trách nhiệm, vong ân bội nghĩa của các tướng sĩ.
- Khuyên các tướng sĩ có tinh thần tự giác, có trách nhiệm trong việc bảo vệ biên cương.
- Động viên, kêu gọi các tướng sĩ học tập, rèn luyện nêu sự cảnh giác, luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Rút ra giá trị nghệ thuật khi soạn bài Hịch Tướng Sĩ
- Soạn bài Hịch Tướng Sĩ – giá trị nội dung: Tác phẩm “Hịch Tướng Sĩ” ra đời nhằm nói lên tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Qua đó cho ta thấy được ý chí, quyết tâm, quyết thắng và lòng căm thù giặc của dân tộc ta.
- Soạn bài Hịch Tướng Sĩ – giá trị nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, sắc bén, giọng điệu uy nghiêm, lời văn giàu hình ảnh, sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, áng văn chính luận đanh thép.
Kết luận
Phía trên là cách soạn bài Hịch Tướng Sĩ gây ấn tượng mạnh với thầy/cô. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã bỏ túi cho mình tài liệu tham khảo vô cùng chất lượng, và có thật nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra nhé!