Lập dàn ý phân tích Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu hay nhất

Văn mẫu lớn 11: Phân tích Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu được Giadinhvatrem.vn gợi ý chi tiết nhất. Qua đó có thể giúp các bạn học sinh lớp 11 có nhiều gợi ý ôn luyệt, trau dồi thêm vốn ngôn từ. Từ đó có thê phân tích bài thơ hay và để lại ấn tượng trong lòng giáo viên. 

Trước khi đi vào lập dàn ý phân tích Vội Vàng thì cùng chúng tôi hiểu sơ qua bài thơ này. Bài thơ Vội Vàng đã thể hiện một cách chi tiết, đầy đủ và trọn vẹn nhất lối sống, quan niệm sống vội của nhà thơ. Ông sống vội vàng để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp, để cống hiến tất cả tuổi xuân cho cuộc đời này. Dưới đây là dàn ý phân tích Vội vàng hay nhất mà bạn không nên bỏ lỡ để có được bài văn hay!

Mở bài phân tích bài thơ

Mở bài phân tích bài thơ
Mở bài phân tích bài thơ

Hai ý mà các bạn cần phải nắm tại phần mở bài suôn sẻ đó là:

  • Giới thiệu về nhà thi sĩ Xuân Diệu (1916 – 1985): ông là một trong những nhà thơ nổi phật tại Việt Nam, được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình”. Ông nổi danh với nhiều tác phẩm đặc sắc về tình yêu.
  • Giới thiệu về bài thơ Vội vàng: đây là một trong số tác phẩm đặc sắc của danh thơ, là tiếng nói của con tim một kẻ đang say mê trong tình yêu cùng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
  • Bạn có thể dẫn dắt và trích dẫn nhận định của Hoài Thanh như “ Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Thân bài phân tích Vội Vàng

Bài thơ được chia làm ba ý chính để phân tích, cụ thể sẽ là:

Tình yêu tha thiết với cuộc sống của tác giả

“Nắng” của mùa xuân là ánh sáng rực rỡ, mang hương vị xuân là nơi tinh hoa của đất trời, của vạn vật kết tinh và hội tụ. Hành động “tắt nắng” và “buộc gió” là những mong cầu dường như không thể nào thực hiện được bởi lẽ nó đi ngược với quy luật tự nhiên.

Đến điệp trúc “Tôi muốn…để” kết hợp với động từ mạnh như “tắt”, “buộc” kết hợp cùng nhịp thơ nhanh và dồn dập. Tất cả thể hiện niềm khao khát, mãnh liệt, hối hả để những vẻ đẹp tạo hóa không vụt mất khỏi tầm tay. Nói lên ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp còn mãi.

Phân tích Vội vàng đến những câu thơ tiếp theo ta có thể thấy, điệp ngữ “này đây” được lặp đi lặp lại 5 lần như một lời mời gọi, kết hợp cùng thủ pháp liệt kê. Vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên và vừa thế hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của thi sĩ.

Nhà thơ sử dụng một loại biện pháp tư từ nhân hóa, dùng những danh từ thuộc về con người để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên. Hay hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” và “thần vui” vô cùng gợi cảm. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được ngắm ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui sướng khôn cùng.

Quan niệm mới mẻ về thời gian qua nội dung phân tích Vội vàng

Quan niệm mới mẻ về thời gian qua nội dung phân tích Vội vàng
Quan niệm mới mẻ về thời gian qua nội dung phân tích Vội vàng

Ý thức về sự chảy trôi của thời gian “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”. Mùa xuân thì vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ đâu được vậy, đâu thể nào thắm lại như thuở sung sức, dồi dào nhiệt huyết được. 

Xem thêm tin mới về  Hợp chất K2SO4 là chất điện li mạnh hay yếu? Phương trình được áp dụng vào bài tập 

Và nỗi niềm chia lỹ cũng bao trùm lấy sự vô tận của thời gian hay khoảng không cách biệt. Hình ảnh thiên nhiên cũng đã nhuốm màu chia cắt: Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành dừng lại.

Khát vọng muốn sống “vội vàng”, tận hưởng

Khát vọng muốn sống “vội vàng”, tận hưởng
Khát vọng muốn sống “vội vàng”, tận hưởng

Câu cảm thán “mau đi thôi” thể hiện cho sự tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống. Khát vọng sống mãnh liệt và yêu thương được thể hiện qua cụm từ “Ta muốn ôm”. Đối tượng mà Xuân Diệu muốn ôm đó là:

  • Sự sống mới bắt đầu – mới chớm nở đầy mơn mởn.
  • Mây đưa và gió lượn quấn quýt hòa vào nhau.
  • Cánh bướm say sưa với tình yêu
  • Non nước, cây cỏ,…vv

Kết bài phân tích vội vàng

Kết bài các bạn tổng hợp và khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Khẳng định sự đúng đắn của nhận định và bày tỏ cảm xúc cá nhân sau nội dung phân tích trên.

Văn mẫu phân tích vội vàng 

Văn mẫu phân tích vội vàng 
Văn mẫu phân tích vội vàng 

Tuổi trẻ là gì mà cứ khiến ta phải nuối tiếc? Phải chăng vì tuổi trẻ quá đẹp, quá rực rỡ khiến ta chỉ mong nó ngưng đọng mãi không thôi. Có lẽ chính vì vậy mà Xuân Diệu như bâng khuâng tiếc cả đất trời khi tuổi trẻ chẳng đôi lần thắm lại. Với những tứ thơ đầy cảm xúc mãnh liệt, có thể nói Vội vàng của Xuân Diệu đã thể hiện một cái tôi rất riêng cùng những suy ngẫm tinh tế về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu và sức sống mãnh liệt.

Nếu như thơ xưa ưa cái đẹp thanh trong vị, đạm trong sắc, cái đẹp thiên về sự hài hòa, cân đối, giản dị, rất mực cổ điển thì đến Xuân Diệu, cái đẹp phải thật thắm sắc đượm hương, vậy nên hồn thơ ấy mới khát vọng táo bạo muốn “tắt nắng, buộc gió”. Âu đó cũng là khát vọng giữ lại sắc hương cho dương gian này. Bức tranh thiên nhiên tiếp theo được bày ra trong thơ Xuân Diệu là một bữa tiệc trần gian lộng lẫy, rực rỡ, đầy thanh âm và màu sắc:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần..”

Rõ ràng, nếu như trước Xuân Diệu, Nguyễn Du từng quan niệm, cuộc đời như một cuộc bể dâu, bà huyện Thanh Quan thì ví nó là cuộc hí trường, các nhà thơ như Thế Lư trong phong trào thơ Mới cũng chán bởi mĩ lệ trần gian, mà đưa mắt tìm nguồn thơ trong chốn bồng lai tiên cảnh xa xôi diệu vợi. Nhưng đến Xuân Diệu, ông thấy cuộc sống vẫn đẹp, vẫn rực rỡ như một bức tranh xuân đầy gọi mời quyến rũ với đủ màu sắc “xanh rì”, rộn rã những âm thanh..Bằng cách đó, “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”, để trân trọng hơn vẻ đẹp của bức tranh trần thế, để cùng hòa mình đắm say và khúc tình si của chính dương gian này. Đặc biệt để ý so sánh của Xuân Diệu “tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, so sánh kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến câu thơ trở nên táo bạo hơn, tháng Giêng non tơ mơn mởn đầy sức sống kia sao mà thật quyến rũ gọi mới. So sánh ấy cũng phần nào như hé mở cho ta thấy hồn thơ Xuân Diệu, đôi mắt của Xuân Diệu nhìn trần thế như đôi mắt của một vị khách tình si, “cặp mắt xanh non và rờn biếc”, như muốn bao luyến cả nhân gian này. Đồng thời cũng thấy cái mới của Xuân Diệu ở đây đó là ông không dùng thiên nhiên làm điểm tựa để so sánh với con người như trong thơ trung đại, mà ngược lại thiên nhiên lại được so sánh với con người, con người là chuẩn mực để so sánh với thiên nhiên. Vậy nên đoạn thơ tuy ngắn gọn, nhưng lại phác lên những nét vẽ để ta thấy nét mới mẻ, cách tân của hồn thơ Xuân Diệu.

Xem thêm tin mới về  Kết quả của phương trình phản ứng C2H5OH + CH3COOH là gì?

Chảy tràn theo dòng cảm xúc ấy, vì cuộc sống này đẹp như một vườn xuân, đầy gọi mời, hấp dẫn, nên nhà thơ cũng tiếc nuối phần nào khi chứng kiến sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là sự chảy trôi của đời người, của tuổi trẻ:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

..Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

Trong thơ trung đại, các cụ ta quan niệm thời gian tuần hoàn, do đó không cảm thấy hối hả, hay lo lắng trước sự chảy trôi của thiên nhiên, đất trời và đời người. Nhưng đến thơ Mới, mà cụ thể là trong Vội Vàng ta thấy rõ, Xuân Diệu nhìn thấy sự chảy trôi của thời gian và sự ra đi của tuổi xanh trên con người, trong khi tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, quý giá nhất nên thành ra tiếc nuối bâng khuâng. Sự chia ly được diễn ra trên hầu khắp vạn vật, sự ra đi của thời gian với con người, của thời gian với cả chính thời gian, sự chia ly nhuốm trong cảnh vật “tháng năm rớm vị chia phôi, sông núi than thầm tiễn biệt, chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi..”. Nhưng cũng chính từ cái nhìn mới mẻ trong quan niệm về thời gian ở đoạn thơ này, ta thấy một Xuân Diệu đậm chất “vội vàng”, ông nhìn thấy rõ “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, nên vội vàng lao vào cuộc đua với thời gian, sống đã đầy đến từng khoảnh khắc để được tận hưởng, tận hiến một cách trọn vẹn, bồng bột, vô tư:

“Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người”

Cụm từ “ta muốn ôm” đứng giữa dòng thơ đầy ham hố, như thể hiện khát khao muốn ôm cho trọn, cho hết, cho đủ đầy cuộc sống ngập tràn thanh sắc trần gian ngoài kia. Các động từ mạnh “ôm, riết, say, thâu, cắn” đã lột tả một cách mãnh liệt hồn thơ cuống quýt, vồ vập vội vàng của Xuân Diệu. Những làn sóng ngôn từ đan chéo nhau, giao thoa, song song thành những đợt sóng vỗ mãi vào tâm hồn người đọc. Ta như cảm nhận được nguồn sống, sức sống phập phồng trong trái tim thơ của ông, “Sức sống như máu căng lên trong lộc loài nai, như những mầm non háo hức bước ra khỏi thân cây, ngoạm sự sống để là êm nỗi khát thèm”. Đúng như Hoài Thanh từng nhận định: Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lãnh lẹo này. Trong những câu thơ cuối, ta thấy Xuân Diệu như con ong hút nhụy đang phơi phới hương say của mật ngọt,, lại thấy thi sĩ như người tình trong cuộc tình chếnh choáng men say.

Vội vàng là một bài thơ rất Xuân Diệu, Xuân Diệu ở sự vồ vập, sôi nổi, cuống quýt đầy giục giã của nhà thơ hãy sống và tận hưởng cuộc sống. Xuân Diệu ở cặp mắt xanh non rờn biếc âu yếm nhìn nhân gian, và Xuân Diệu ở những ngôn từ như đằm cả đời thơ, trái tim thơ, nhịp thơ vào trong đó.