Ngôi kể thứ nhất và thứ ba thường được sử dụng trong đời sống kể cả trong môi trường giáo dục. Việc sử dụng 2 ngôi kể này sẽ giúp câu văn thêm chân thực.Nhưng rất có nhiều bạn nhầm lẫn giữa 2 ngôi kể. Nên hôm nay, Giadinhvatreem.vn sẽ cùng bạn đi tìm điểm khác biệt của 2 ngôi kể này nhé!
Ngôi kể thứ nhất và thứ ba có điểm gì khác nhau?
Ngôi kể thứ nhất thường sử dụng từ “tôi” để trực tiếp kể lại quá trình, câu chuyện mà mình đã chứng kiến hoặc trải qua từ đó thể hiện suy nghĩ, cảm xúc tình cảm của mình qua từng lời kể. Các bạn sẽ thường bắt gặp ngôi kể thứ nhất trong các văn bản tự sự.
- Ưu điểm: Có tính chủ quan.
- Nhược điểm: Thiếu tính khách quan, bao hàm và khái quát.
Tác dụng, ý nghĩa của ngôi kể thứ nhất
Làm nhiệm vụ dẫn dắt, tường thuật lại quá trình mà người xưng “tôi” đã kể lại. Mọi sự việc, diễn biến đều bắt đầu và kết thúc qua lời kể của nhân vật “tôi”. Đặc điểm chung của ngôi thứ nhất là luôn đề cao cảm xúc, tại đây: cảm xúc, suy nghĩ đều được bộc lộ một cách chân thực và rõ ràng nhất. Đây được xem là một ngôi kể bao quát lại toàn bộ sự việc đã và đang diễn ra.
Hàm ý và ý nghĩa của câu chuyện đều được thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi”. Ngôi kể thứ nhất luôn đảm nhận cho mình 2 vai trò: nhận thức về xã hội đời sống và nhìn nhận lại bản thân. Chính vì vậy, ngôi kể thứ nhất luôn mang đến đa cảm xúc, màu sắc, sống động, đáng để người đọc suy ngẫm và nhìn nhận lại vấn đề.
Bên cạnh những ưu điểm trên, ngôi kể thứ nhất còn hạn chế về một số mặt như: dễ gây cảm xúc nhàm chán cho người đọc, có tính đơn điệu, thiếu tính khách quan bởi trong suốt quá trình chỉ có một ngôi kể tường thuật lại toàn bộ câu chuyện. Qua đây, bạn có thể phân biệt được ngôi kể thứ nhất và thứ ba một cách dễ dàng, đơn giản.
Ngôi kể thứ ba được hiểu như thế nào?
Ngôi kể thứ ba là người ngoài cuộc đã chứng kiến và tường thuật lại quá trình diễn biến của câu chuyện theo lối kể của mình. Ngôi kể thứ ba có thể thay đổi linh hoạt để làm sáng tỏ sự việc đã diễn ra với những người trong cuộc.
- Ưu điểm: Tạo tính khách quan cho câu chuyện.
- Nhược điểm: Thiếu tính chủ quan, chân thực.
Tác dụng, ý nghĩa của ngôi kể thứ ba
Người kể sẽ giấu mình đi và lấy tên nhân vật, từ đó câu chuyện sẽ được diễn ra một cách mượt mà, linh hoạt hơn mà không bị chi phối, kìm hãm bởi những cảm xúc mà nhân vật đã phải trải qua, hoặc sự việc mà nhân vật đã phải chứng kiến. Qua đó, tạo cảm giác chân thực cho người đọc, nội dung của câu chuyện cũng được phát triển một cách tự do, phóng khoáng hơn.
Ví dụ: Trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân. Ông đã mượn danh nghĩa ông Hai để kể lại toàn bộ quá trình câu chuyện mà mình đã chứng kiến. Điều này đã đem đến sự linh hoạt trong lối hành văn, qua đó nhận về nhiều sự đánh giá khách quan từ đọc giả. Tình yêu quê hương đất nước của ông đều được đánh giá một cách toàn diện, khách quan và không mang ý nghĩa chủ quan.
Cách phân biệt ngôi kể thứ nhất và thứ ba
Đây là một vấn đề mà học sinh nào cũng mắc phải. Việc phân biệt ngôi kể thứ nhất và thứ ba vô cùng đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên vẫn còn một vài trường hợp chưa phân biệt được giữa 2 ngôi kể này. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn cách phân biệt ngôi kể thứ nhất và ba:
- Ngôi kể thứ nhất: Hầu hết đều xưng “tôi”, người kể có thể nghe thấy hoặc trực tiếp chứng kiến các sự việc. Họ thường mượn ngôi kể thứ nhất để tường thuật lại câu chuyện.
- Ngôi kể thứ ba: Gọi các nhân vật bằng tên hoặc biệt danh nào đó. Người kể luôn ẩn mình đi, kể có thể tường thuật linh hoạt, tự do đối với sự việc đã diễn ra với nhân vật.
Kết luận
Khái niệm, tác dụng hay cách phân biệt ngôi kể thứ nhất và thứ ba đều được chúng tôi cung cấp đến bạn. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã có thể phân biệt và hiểu rõ hơn về 2 ngôi kể này nhé!