Con riêng có quyền thừa kế?

Câu hỏi: Bố tôi vừa mất thì có một người đàn bà đến nhận là con của bố tôi? Cô ta đòi phân chia tài sản. Bố tôi không viết di chúc để lại. Theo luật, cô ấy có quyền được hưởng tài sản thừa kế của bố tôi không? (Nguyễn Thu Hiền, Phủ Lý, Hà Nam)

Trả lời:

Về nguyên tắc, nếu không có di chúc thì sẽ chia di sản thừa kế theo pháp luật căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự.

Trên tinh thần mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật, theo đó, việc hưởng thừa kế của cha mẹ để lại cũng không có sự phân biệt giữa con trong giá thú, con ngoài giá thú, con nuôi… Điều đó được thể hiện rõ ràng tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 về Những người thừa kế theo pháp luật rằng con đẻ, con nuôi của người chết đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Quay lại với trường hợp của bạn, việc “có một người đàn bà” đến nhận là con của bố bạn và đòi phân chia tài sản của bố bạn để lại sau khi mất thì cô ta phải có nghĩa vụ chứng minh rằng: Cô ấy là con của bố bạn. Có thể là con trong giá thú (con đẻ), con ngoài giá thú hay con nuôi.
Việc chứng minh đó có thể thông qua nhiều cách thức, nhiều tài liệu khác nhau để xác định. Ví dụ như: Trong các giấy tờ về nhân thân (Giấy khai sinh), các quyết định, bản án của Tòa án, văn bản xác nhận của cơ quan hộ tịch có thẩm quyền hay các kết quả giám định hợp pháp…

Sẽ có hai khả năng có thể xảy ra trong trường hợp này:

Trường hợp thứ nhất: Cô ấy là con của bố bạn thì đương nhiên được hưởng thừa kế theo luật định nếu cô ấy không thuộc các trường hợp bị tước quyền thừa kế tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2005.

Xem thêm tin mới về  Không phải con ruột, có được giành quyền nuôi?

Trường hợp thứ hai: Cô ấy không phải là con của bố bạn do không có đủ căn cứ chứng minh là con của người đã mất (tức bố bạn) thì hiển nhiên cô ấy không có quyền được hưởng tải sản thừa kế. Nếu xác định có hành vi giả mạo nhằm được hưởng tài sản của bố bạn thì bạn hoàn toàn có quyền báo với cơ quan công an về hành vi đó.

Nguồn: https://giadinhvatreem.vn/