Không phải con ruột, có được giành quyền nuôi?

Hỏi Làm kết quả xét nghiệm ADN thì tôi phát hiện ra bé gái đầu là con mình, bé trai sau không phải là con mình. Nhưng tôi vô cùng yêu quý bé trai, cho dù nó không phải là con tôi, và tôi cũng không muốn chia rẽ hai chị em chúng. Vậy, nếu giờ ly hôn vợ, tôi có quyền giành nuôi cả hai con? (Nguyễn Tuấn Anh, Từ Sơn, Bắc Ninh)


Trả lời:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”. Như vậy, mặc dù kết luận AND rằng bé gái đầu là con ruột của bạn còn bé trai không phải nhưng bé trai đó được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn được coi là con chung của vợ chồng.

Căn cứ vào Khoản 2,3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn quy định:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Trong trường hợp này vì bạn không nói rõ số tuổi của con nên nếu bé trai dưới 36 tháng tuổi thì Tòa sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng cộng thêm yếu tố ưu tiên là mẹ ruột của cháu. Còn với bé gái thì trước tiên phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con từ đó Tòa án mới có thể quyết định con sẽ do ai nuôi dưỡng. Các yếu tố Tòa án sẽ xem xét bao gồm cả:

– Các điều kiện vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

– Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Xem thêm tin mới về  "Yêu râu xanh" nhiễm HIV dâm ô trẻ em được tại ngoại, nhà chức trách sở tại nói gì?

Nguồn: https://giadinhvatreem.vn/