Đã Nẵng nỗ lực giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại, bạo lực

Đà Nẵng được biết đến như một thành phố đáng sống nhất Việt Nam, không chỉ bởi cảnh quanh thiên nhiên tươi đẹp, người dân thân thiện mà còn vì đây là một trong những thành phố được đánh giá là làm tốt ng tác trẻ em. Để đạt được điều này, những năm qua, ng tác trẻ em luôn được các cấp, các ngành, hội đoàn thể và địa phương Đà Nẵng quan tâm, sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả của các đơn vị trong ng tác phòng, chống xâm hại và bạo lực trẻ em.

TIN LIÊN QUAN

  • Hội nghị Hội đồng Đội Trung ương lần thứ 3, khóa VIII
  • Triệu trái tim, một tấm lòng – Vì trẻ em Việt Nam
  • Mẹ giả vờ để con gái mù đi học ‘một mình’ trong 5 năm
  • Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu vui chơi trẻ em
  • Kiên Giang: Nhiều hoạt động chăm lo cho trẻ em nhân dịp tết Bính Thân 2016
Trẻ em tham gia Hôi thi vẽ tranh về phòng chống XHTE.
Trẻ em tham gia Hôi thi vẽ tranh về phòng chống XHTE.

Thực trạng trẻ em TP. Đà Nẵng bị xâm hại, bạo lực

Tính đến tháng 6/2019, toàn TP. Đà Nẵng có 237.438 trẻ em (chiếm 20,9% dân số); trẻ em gái chiếm khoảng 47%. Trong đó,gần 2.900 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 12.500 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.


Thời gian qua, TP. Đà Nẵng luôn chỉ đạo kịp thời các ngành chức năng đẩy mạnh ng tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có tội phạm về xâm hại trẻ em (XHTE); Tập trung các giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức trong các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư, nhất là trẻ em, gia đình, người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và phòng, chống XHTE; Phát triển hệ thống, dịch vụ bảo vệ trẻ em. Số lượng các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em trên địa bàn Đà Nẵng những năm gần đây được phát hiện và xử lý có chiều hướng giảm.


Theo số liệu thống kê của ng an thành phố, giai đoạn từ 2015 – 6/2019, trên địa bàn Thành phố xảy ra 64 vụ, gồm 108 đối tượng XHTE (106 đối tượng nam). Tổng số trẻ em bị xâm hại là 65 em (49 trẻ em gái), tập trung ở các hình thức xâm hại như bạo lực, giết, xâm hại, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản…, các vụ việc xâm hại tình dục là cao nhất, chiếm tỷ lệ 71,9%. So với giai đoạn từ 2011-2015, đã giảm 50 vụ (64/114 vụ) và 55 đối tượng (108/163 đối tượng), trẻ em bị xâm hại giảm 54 em (65/119 em). Để có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền, cơ quan và đoàn thể cũng như sự chung tay cùng đẩy lùi vấn nạn XHTE của toàn thể cộng đồng tại Đà Nẵng.

Hành vi XHTE ngày càng tinh vi

Trong số 108 đối tượng thực hiện hành vi XHTE, đối tượng là người ruột thịt, người thân thích khác: 6 đối tượng (chiếm 5,56%); đối tượng là bảo mẫu của trường mẫu giáo: 1 đối tượng (chiếm 0,93%); đối tượng khác: 101 đối tượng (chiếm tỷ lệ 93,52%).

Xem thêm tin mới về  Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Cao Bằng: Khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao


Các đối tượng xâm hại lợi dụng trẻ em còn nhỏ tuổi, vô tư, không nhận biết được sự việc xảy ra, nên đã chủ động trò chuyện nhắn tin dụ dỗ, lợi dụng quan hệ yêu đương để thực hiện hành vi xâm hại. Một số đối tượng khác lợi dụng khi chỉ có một mình trẻ ở nhà để thực hiện hành vi XHTE. Một số trường hợp sau khi phát sinh mâu thuẫn với trẻ đã sử dụng hung khí tấn ng, gây thương tích cho trẻ.


Có thể nhận thấy, thủ đoạn, tính chất, mức độ của các hành vi XHTE ngày càng tinh vi và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất lẫn tâm lý, tinh thần của trẻ em.

Ngày hội công tác xã hội với phòng ngừa XHTE.
Ngày hội công tác xã hội với phòng ngừa XHTE.

TP. Đà Nẵng đã làm gì để trợ giúp trẻ em bị xâm hại?

Trước đây, Trung tâm Cung cấp dịch vụ ng tác xã hội (thuộc Sở LĐTBXH) có nhiệm vụ tiếp nhận, hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại thông qua đường dây nóng 3818787 và Tổng đài tư vấn 18001046 của Trung tâm. Từ tháng 11/2018, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) khu vực miền Trung và Tây Nguyên đặt tại Trung tâm Cung cấp dịch vụ ng tác xã hội đã chính thức vận hành để thực hiện việc tiếp nhận thông tin, thông báo các vấn đề liên quan đến trẻ em, đặc biệt là thông tin, thông báo, tố giác các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em. Từ 2015 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận, can thiệp và trợ giúp 30 trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại


Ngoài ra, Sở LĐTBXH còn tiếp nhận thông tin, thông báo về các hành vi xâm hại, bạo lực với trẻ em thông qua các hội đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em hoặc các kênh thông tin khác; theo đó, Sở đã phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương xử lý kịp thời.


Ngành Y tế thành phố có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện tiếp nhận khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chữa trị, phục hồi cho trẻ em bị xâm hại. Tổ chức tư vấn sức khỏe, hỗ trợ khẩn cấp cho các trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Ưu tiên và hỗ trợ khám, xử lý các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại đảm bảo kín đáo, riêng tư và bảo mật thông tin người bệnh. Bên cạnh đó, ngành Y tế đã kịp thời triển khai, chỉ đạo các đơn vị thực hiện ng tác tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.


Ngành Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước thành phố thực hiện TGPL cho các đối tượng là trẻ em bị xâm hại thông qua các hình thức TGPL tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý và luật sư hợp đồng với Trung tâm. Trong phân ng người thực hiện TGPL đối với những vụ việc XHTE, Trung tâm chủ động phân ng các trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện TGPL có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu tâm lý trẻ em để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình giải quyết vụ việc. Từ năm 2015-2019, Trung tâm đã thụ lý 28 vụ việc cho 28 đối tượng là trẻ em bị xâm hại.

Xem thêm tin mới về  Đắk Lắk thực hiện hiệu quả công tác trẻ em 6 tháng đầu năm 2020


Bên cạnh đó, một số ngành, đoàn thể còn ký kết chương trình phối hợp thực hiện ng tác bảo vệ trẻ em, tiêu biểu như: Sở LĐTBXH đã phối hợp với Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em thành phố ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện ng tác trẻ em hàng năm; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo ký kết kế hoạch thực hiện ng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2016-2020 cũng như thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về phòng chống ma túy học đường và bảo vệ trẻ em hàng năm; Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ng an thành phố có kế hoạch phối hợp triển khai các hoạt động giáo dục văn hóa học đường, văn hóa ứng xử với mạng xã hội; Hội Liên hiệp Phụ nữ – ng an – Viện Kiểm sát nhân dân – Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng ký kết chương trình phối hợp trong ng tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, giai đoạn 2019-2022…


Đánh giá một cách khách quan về ng tác phòng, chống XHTE từ năm 2015 đến nay, có thể thấy các cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng đã chủ động vào cuộc, kịp thời chỉ đạo và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, hội đoàn thể và địa phương trong việc thực hiện các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc trẻ em là nạn nhân của xâm hại, bạo lực cũng như xử lý nghiêm các hành vi XHTE theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ em.


Tuy nhiên, tình hình xâm hại, bạo lực đối với trẻ em còn diễn biến phức tạp; do đó, thời gian tới, thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa ng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em một cách sâu rộng, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức và người dân trong ng tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, thông báo, tố cáo và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại. Các hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành nên được tiến hành thường xuyên và liên tục hơn. Đồng thời, tăng cường hơn nữa ng tác phối hợp liên ngành giữa các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể qua đó giúp cho việc tiếp nhận, trao đổi thông tin và phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến trẻ em được kịp thời, hiệu quả.

Thanh Huyền/Tc GĐ&TE