Cần quan tâm đặc biệt đến lao động khu vực phi chính thức khi dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung tại buổi làm việc của Đoàn ng tác Ban Kinh tế Trung ương với Bộ LĐTBXH về tình hình triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về lĩnh vực lao động, việc làm vừa diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Trọng Giáp
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Trọng Giáp

Lao động phi chính thức và tác động của đại dịch Covid-19


Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, tính đến năm 2018, số lao động phi chính thức ở Việt Nam là 19,3 triệu người, chiếm 35,6% lao động có việc làm. Tỷ lệ lao động phi chính thức là 56,2%. Đây là nhóm lao động yếu thế, ng việc không ổn định và hầu như không được hưởng BHXH; đại đa số sống ở khu vực nông thôn.


Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2020 (từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động) đạt trên 9.240 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ tạo, duy trì, mở rộng việc làm cho 219.618 lao động (trong đó chủ yếu là lao động ở khu vực nông thôn, lao động khu vực phi chính thức).


Các chính sách hỗ trợ lao động phi chính thức bao gồm: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Chính sách hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác; Chính sách việc làm ng; Chính sách hỗ trợ phát triển tổ chức dịch vụ việc (Trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm); Các chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; Các chính sách về an toàn, vệ sinh lao động.


Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tiền lương bình quân của nhóm lao động phi chính thức chỉ có 4,8 triệu đồng/tháng (bằng 2/3 tiền lương của lao động chính thức là 6,9 triệu đồng/tháng). Số giờ làm việc bình quân của cả nước năm 2019 là 45,3 giờ/tuần/lao động, nhưng rất nhiều lao động phi chính thức phải làm việc trên 48 giờ/tuần. Cá biệt, có tới 27,2% lao động phi chính thức làm việc 48 – 59 giờ/tuần; có khoảng 8,9% lao động làm việc trên 60 giờ/tuần.

Xem thêm tin mới về  Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: “Thiếu lao động kỹ năng là thách thức toàn cầu...”


Thời gian làm việc nhiều, thu nhập thấp, lao động phi chính thức còn đối diện với nhiều rủi ro khác, khi 97,9% lao động trong nhóm này không có BHXH. Đối với lao động phi chính thức làm ng ăn lương (làm thuê hộ gia đình, bán hàng, bảo vệ…), theo rà soát của Tổng cục Thống kê, trong tổng số khoảng 9,6 triệu người hiện có thì có tới 76,7% ngời lao động làm việc mà không có bất cứ một hợp đồng lao động bằng văn bản nào liên quan đến ng việc đang làm.


Cũng theo số liệu thống kê, lao động phi chính thức rất khó thay đổi việc làm mới cho thu nhập cao hơn, khi mà đại đa số đều chưa qua đào tạo. Theo đó, chỉ có khoảng 14,8% lao động đã được đào tạo.


Tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Lực lượng lao động khu vực phi chính thức có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội đất nước nhưng cũng lại là nhóm chịu nhiều tổn thương, rủi ro và ít được thụ hưởng chính sách nhất. Điều đó được thể hiện rõ thông qua đợt dịch Covid-19 vừa qua. Thời điểm trước dịch Covid-19, mỗi tháng có khoảng 80.000 – 90.000 người tham gia vào thị trường lao động. Riêng lực lượng lao động có việc làm thông qua đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là khoảng 11.000 người/tháng. Tuy nhiên, từ thời điểm tháng 4 – 5, thị trường lao động mất khoảng 60.000 việc làm mỗi tháng bởi doanh nghiệp bị đứt chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được. Từ đó dẫn đến tình trạng lao động bị ngưng việc, giãn việc, mất việc.


Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, trong  6 tháng đầu năm 2020, có tới 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm bị mất việc, bị giảm giờ làm, giảm thu nhập… Trong đó, khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 72,0% lao động bị ảnh hưởng; tiếp đến là khu vực ng nghiệp và xây dựng, với 67,8% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%. Đặc biệt, thu nhập của lao động phi chính thức bị giảm thu nhập nhiều hơn so với lao động chính thức, với mức giảm tương ứng là 8,4% và 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm tin mới về  Xuất Khẩu Lao Động Cuba & Những Điều Bạn Cần Biết
Lao động khu vực phi chính thức có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhưng cũng chịu nhiều tổn thương, rủi ro và ít được thụ hưởng chính sách nhất
Lao động khu vực phi chính thức có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế nhưng cũng chịu nhiều tổn thương, rủi ro và ít được thụ hưởng chính sách nhất


Để đảm bảo an sinh xã hội, cần chăm lo tốt cho lao động phi chính thức


Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Vừa qua, trước tình hình dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã có gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng, trong đó đã hỗ trợ cho những lao động tự do bị mất việc, giãn việc, giảm sâu thu nhập do Covid-19. Hiện nay, các địa phương đã phê duyệt danh sách người thụ hưởng gói an sinh 62.000 tỷ là 18,8 triệu người. Đến ngày 31/7, số tiền giải ngân qua kho bạc gần 12.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 tái bùng phát lần hai sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động do thị trường hàng hóa đóng băng, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến hết tháng 7, số doanh nghiệp ngừng kinh doanh tăng 41,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là giai đoạn thất nghiệp thực sự. Số lao động thất nghiệp sẽ còn tăng nếu từ giờ đến cuối năm không kiểm soát tốt tình hình dịch, trong đó lao động khu vực phi chính thức sẽ bị tác động nhiều nhất.


Trước tình hình trên, Bộ LĐTBXH đã tham mưu với Chính phủ gói hỗ trợ an sinh xã hội lần hai với phương án hỗ trợ toàn diện để ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm chăm lo đến đối tượng lao động phi chính thức. “Nếu không chăm lo tốt công tác an sinh xã hội cho lực lượng lao động này sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh

Minh Anh/TC GĐ&TE;