Bắc Giang nỗ lực giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị

Thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã luôn quan tâm, gắn nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu bình đẳng giới theo từng giai đoạn của Chiến lược vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đều hoàn thành đúng kế hoạch và tiến độ. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Đảm bảo các chỉ tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ, từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị

Kể từ ngày triển khai Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo về ng tác bình đẳng giới và phát triển phụ nữ. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh phối hợp liên ngành, nhanh chóng thực hiện các chương trình, kế hoạch của tỉnh.

Đối với mục tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ, từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, Bắc Giang đã đạt được một số chỉ tiêu quan trọng như: Đến năm 2019, tỷ lệ nữ tham gia Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang là 62,5%, đạt trên 170% mục tiêu Chiến lược (MTCL). Tỷ lệ Đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021: Cấp tỉnh là 21,18%; cấp huyện 25,64%; cấp xã 22,51% (đạt trên 65% MTCL). Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2015-2020: Cấp tỉnh 15,1%; Cấp huyện 11,9%; Cấp xã 16,53% (đạt khoảng 64 % MTCL). Tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh đạt MTCL và kế hoạch của UBND tỉnh. Tỷ lệ cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, ng chức, viên chức, người lao động có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 54,9%. 

Xem thêm tin mới về  Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giao đơn vị phi lợi nhuận đưa XKLĐ, tăng cơ hội việc làm cho người lao động

Quang cảnh lớp tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh Bắc Giang năm 2020.

Nhiều chuyển biến tích cực trong ng tác cán bộ nữ

Với dân số trên 1,8 triệu người, trong đó nữ chiếm hơn 50%, những năm qua, công tác cán bộ nữ luôn được cấp ủy đảng các cấp trong đảng bộ tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp như: 

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, về ng tác cán bộ nữ, cụ thể: Tổ chức tuyên truyền lưu động tại địa bàn 10/10 huyện, thành phố nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ trong lĩnh vực chính trị; căng treo hàng nghìn băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền trên các trục đường chính, khu tập trung đông dân cư; xây dựng các bài viết, phóng sự tuyên truyền trên báo, đài của tỉnh, tạp chí trung ương, trang thông tin điện tử, báo mạng…, phát hành hàng chục nghìn cuốn tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục với phụ nữ và trẻ em… 

Quan tâm, chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ trong diện được quy hoạch, nữ lãnh đạo quản lý các cấp: Trong công tác quy hoạch, chú ý xây dựng đội ngũ kế cận, theo cơ cấu độ tuổi. Chú ý đến những cán bộ trẻ và quy định tỷ lệ nữ trong danh sách quy hoạch. Sau quy hoạch, việc đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quyết định kết quả thực hiện quy hoạch. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã tổ chức 05 lớp cao cấp lý luận chính trị cho 531 học viên là cán bộ quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, trong đó 134 cán bộ nữ (chiếm 25,2%). Từ năm 2016 đến năm 2019 các cấp ủy, cơ quan, đơn vị đã quan tâm cử cán bộ lãnh đạo, quản lý đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, cử 160 cán bộ tham gia học đại học (nữ chiếm 21,8%), 405 cán bộ học trung cấp lí luận chính trị (nữ chiếm 32,8%), 273 cán bộ học cao cấp chính trị (nữ chiếm 37,5%), bồi dưỡng nghiệp vụ cho 2.403 cán bộ (trong đó có 1.021 cán bộ nữ, chiếm 42,5%). 

Xem thêm tin mới về  Xuất Khẩu Lao Động Canada Năm 2023 Có Nên Hay Không?

Hằng năm, tổ chức có hiệu quả các hội thảo, tọa đàm về chuyên đề: “Nữ lãnh đạo, quản lý trong tình hình mới”, “Công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo: Trung ương hội LHPN Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện nhằm tập trung đánh giá thực trạng tình hình công tác cán bộ nữ, trao đổi, thảo luận, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, Ban VSTBPN các cấp trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…

Kết quả trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ cán bộ nữ trong quy hoạch tăng, có chất lượng, dẫn đến kết quả bầu cử, bổ nhiệm cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt kết quả cao ở tất cả các cấp. Toàn tỉnh có 1.569 cán bộ nữ là trưởng phòng, thó trưởng phòng và tương đương thuộc Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, chiếm 42%. Trong nhiệm kỳ qua, có trên 40 cán bộ nữ là lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; trong đó 01 đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, 03 đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương trước đây không có cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu là nữ, nay đã được kiện toàn và nhiều cán bộ nữ được phân công giữ các chức vụ lãnh đạo cấp phó Sở, ngành của tỉnh.  

Những kết quả đáng khích lệ trên thể hiện sự nỗ lực không ngừng của chính quyền cũng như các Sở, ban, ngành, đoàn thể toàn tỉnh Bắc Giang trong ng tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đồng thời, đây cũng là minh chứng phụ nữ Bắc Giang đã không ngừng phát huy thế mạnh của mình, ngày càng nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt, quan trọng trong các cấp ủy đảng, chính quyền, khẳng định bản thân trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị.

Phương Anh/GĐTE