Công thức tính thể tích là một khái niệm quen thuộc đối tất cả mọi người, áp dụng nhiều trong cuộc sống, liên quan đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực. Ngay sau đây, Giadinhvatreem.vn sẽ đồng hành cùng bạn đi tìm hiểu về khái niệm này!
Công thức tính thể tích thường bắt gặp
Chắc có lẽ các bạn đã nắm rõ về khái niệm thể tích, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một một vài công thức tính thể tích thường gặp và ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
Thể tích khối hộp chữ nhật
Khối hộp chữ nhật là một khối đa diện. Có thể hiểu đơn giản, hình hộp là một khối có 3 chiều và tất cả các mặt đều là hình chữ nhật. Chính vì vậy công thức thể tích hình hộp chữ nhật sẽ có dạng như sau:
- V = a*b*h.
- Trong đó: V (thể tích hình hộp chữ nhật), a (chiều dài), b (chiều rộng), h (chiều cao).
Thể tích hình trụ
Hình trụ là một khối hình trong không gian, có 2 mặt đáy bằng nhau và một khối mặt cong nối liền với 2 đáy. Vì vậy, khi tính khối trụ trong không gian bạn cần biết chiều cao và bán kính đáy:
- V = h*π*r^2.
- Trong đó: V (thể tích hình trụ), h (chiều cao hình trụ), r (bán kính đáy), pi là hằng số 3,14.
Thể tích khối lập phương
Khối lập phương là khối có 6 mặt là hình vuông, có thể hiểu rằng đây là khối hộp có tất cả các hình bằng nhau. Công thức tính thể khối lập sẽ như nhau:
- V = a*a*a; V = a^3.
- Trong đó: V (thể tích khối lập phương), a (cạnh hình vuông).
Thể tích khối chóp
Khối chóp trong không gian có đáy là một tam giác hoặc đa giác, và các mặt bên xuất phát từ một điểm được gọi là đỉnh của hình chóp. Một hình chóp có đáy là đa giác sẽ được gọi là hình chóp đều:
- V = 1/3 *B*h.
- Trong đó: V (thể tích khối chóp), B (diện tích đáy), h (chiều cao của hình chóp).
Thể tích khối cầu
Khối cầu trong không gian là một vật thể tròn, với 1 điểm bất kỳ trên mặt cầu tới tâm đều là một số không đổi. Để dễ hình dung, bạn có thể liên tưởng đến viên bi hoặc quả bóng:
- V = 4/3*π*r^3.
- Trong đó: V (thể tích khối cầu), r ( bán kính mặt cầu).
Thể tích hình nón
Hình nón là khối nón có mặt đáy là hình tròn, có một đỉnh duy nhất, nói dễ hiểu hình chóp nhưng có đáy là hình tròn. Sau đây, là công thức tính thể tích khối nón:
- V = ⅓*π*r^2*h.
- Trong đó: V (thể tích khối nón), h (chiều cao), r (bán kính đáy).
Hình nón sẽ có 2 loại như sau:
- Đỉnh trùng với tâm đường tròn đáy sẽ được gọi là hình nón đều.
- Đỉnh không trùng với tâm đường tròn đáy sẽ gọi là hình nón xiên.
2 hình nón này đều có cùng công thức tính diện tích như bên trên. Nhưng khi xác định hình các bạn cần lưu ý 2 loại hình nón này nhé!
Phía trên chúng tôi đã cung cấp đến bạn một số công thức tính thể tích thường ứng dụng trong thực tiễn. Ngoài những hình trên sẽ có một số hình như: thể tích lăng trụ…. bạn có thể tham khảo và tìm hiểu trên các diễn đàn toán học, hoặc trong sách báo.
Một vài lưu ý khi sử dụng công thức tính thể tích
Khi sử dụng công thức tính thể tích bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
- Đổi các đại lượng về đúng đơn vị của chúng, nếu sai đơn vị thì kết quả sẽ sai.
- Thể tích sử dụng đơn vị đo là khối (ví dụ: centimet khối, mét khối….)
- Đọc kỹ đề yêu cầu và vẽ hình thật chính xác, điều này sẽ giúp bạn tránh có sai sót khi tính thể tích.
Kết luận
Mọi công thức tính thể tích đều được chúng tôi cung cấp đến bạn. Hy vọng với thông tin trên, bạn đã nắm rõ hơn về các công thức, qua đó có thể ứng dụng vào các bài toán tính thể tích, hoặc sử dụng các công thức trên trong lĩnh vực bạn đang công tác.