Tính giá trị biểu thức là một phép toán thường xuất hiện trong chương trình dạy học cấp 1 và cấp 2, xuất hiện trong bài kiểm tra thường xuyên hoặc thi cuối kỳ. Đây là một dạng toán khá quan trọng, hôm nay Giadinhvatreem.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phép toán trên.
Khái niệm về tính giá trị biểu thức
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu tính giá trị biểu thức là chúng ta sẽ thực hiện các phép tính có mặt trong biểu thức đó như: cộng, trừ, nhân, chia…. để có thể đưa ra đáp án cuối cùng. Trong toán học, khi tính giá trị biểu thức bạn sẽ cần phải để ý biểu thức có chứa ngoặc hay không, nếu chưa ngoặc thì bắt buộc bạn sẽ phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
Ví dụ:
- 60 + 30 – 50 = 90 – 50 = 40.
- 49 : 7 x 5 = 7 x 5 = 35.
Cách tính giá trị biểu thức
Để giải quyết một bài toán tính giá biểu thức bạn sẽ phải thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định giá trị các biến trong biểu thức (nếu có).
- Bước 2: Đối với các dạng biểu thức phức tạp, cần áp dụng một số công thức quy tắc phù hợp để giải quyết các phép toán trong biểu thức.
- Bước 3: Sau đó, thực hiện đúng thứ tự của các phép toán từ trái sang phải. Ưu tiên các phép toán có chứa ngoặc, mũ, nhân, chia.
- Bước 4: Giải từng phần của biểu thức, sau đó kết hợp lại để tìm ra kết quả cuối cùng.
- Bước 5: So sánh kiểm tra đối chiếu đáp án với yêu cầu đề bài.
Phía trên là các bước giải quyết bài toán tính giá trị biểu thức từ đơn giản đến phức tạp, các bước thực hiện trên sẽ áp dụng cho mọi bài toán, vì vậy, bạn hãy tham khảo khi gặp bài toán khó nhằn nhé!
Tính giá trị biểu thức có những dạng nào?
Tính giá trị biểu thức sẽ nằm rải rác trong chương trình học từ lớp 3, lớp 4, đến lớp 9. Nên các bạn sẽ phải thành thạo từ những dạng cơ bản sau đó từ từ nhân cao lên. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các dạng toán tính giá trị biểu thức:
- Tính giá trị biểu thức đại số: Tại những giá trị cho trước của các biến ta thay các giá trị đó vào các biến và thực hiện phép tính. Đối với biểu thức nguyên, ta luôn tính được giá trị của nó tại mọi biến, còn đối với biểu thức phân số ta luôn tính được tại các trị cho mẫu khác 0.
- Đối với biểu thức không có ngoặc: Nếu trong phép tính chỉ có cộng trừ hoặc nhân, chia ta sẽ thực hiện phép tính từ trái sang phải. Nếu trong phép toán có cả cộng trừ nhân chia và lũy thừa, ta sẽ giải quyết lũy thừa trước, xong đến nhân chia, cuối cùng là cộng trừ.
- Đối với biểu thức có ngoặc: Nếu biểu thức có dấu ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {}.
- Đơn thức: Là biểu thức đại số chứa số hoặc một biến, hoặc tích giữa các số và các biến có trong biểu thức. Đối với đơn thức sẽ có các dạng như sau: đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng, cộng trừ đơn thức đồng dạng….
- Đa thức: Là tổng của những đơn thức, mỗi đơn thức trong tổng sẽ là dạng tử của đa thức đó.
Một vài lưu ý khi tính giá trị biểu thức
Khi thực hiện tính giá trị biểu thức, bạn sẽ cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Đọc kỹ đề trước khi bắt tay vào việc giải toán.
- Xác định dạng toán trước khi làm, chú ý các dấu ngoặc, lũy thừa, và các phép cộng trừ nhân chia.
- Khi đã ra đáp án bạn cần so sánh, đối chiếu lại với những gì đề bài yêu cầu.
- Khi tính giá trị biểu thức bạn cần nắm rõ các kiến thức cơ bản và nâng cao, quy tắc, công thức liên quan đến dạng toán tính giá trị biểu thức.
Kết luận
Mọi thông tin, dạng toán liên liên quan đến tính giá trị biểu thức đều được chúng tôi đề cập đến bạn. Hy vong qua bài viết trên, bạn đã có cho mình thông tin cần thiết, qua đó giúp ích cho bạn trong việc học tập và nghiên cứu phương pháp làm bài. Chúc bạn đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra.