Thủ tục nhận con nuôi

Hỏi: Tôi đã ngoài 50, chưa kết hôn và sinh con. Nay, tôi muốn nhận con nuôi, đứa bé là con của một người quen thì cần phải làm những thủ tục gì? (Trần Thị Thu – Vĩnh Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng)

Trả lời:

Tại điểm a, b, khoản 1, Điều 5 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế, bác ruột của người được nhận nuôi thuộc một trong số những người được ưu tiên số một; công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được ưu tiên số hai.

Điều 21 Luật Nuôi con nuôi cũng quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi như sau: “Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ”.

Do đó, khi làm thủ tục nhận nuôi con nuôi, cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã phải có trách nhiệm lấy ý kiến về sự đồng ý cho trẻ làm con nuôi theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

Bên cạnh đó, người nhận nuôi con nuôi còn phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì bạn có quyền nhận cháu bé đó làm con nuôi nếu bạn đáp ứng được những điều kiện theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 14 và được sự đồng ý của cha, mẹ đứa trẻ theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi. 

Nguồn: https://giadinhvatreem.vn/

Xem thêm tin mới về  Quấy rối tình dục bằng điện thoại