Nghị luận xã hội là bàn về một vấn đề đạo đức, hoặc hiện tượng đời sống xã hội. Các câu văn phải mang tính sát sao, sắc bén để làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Qua đó, người đọc, người nghe có thể hiểu hơn đạo lý, vấn đề đang diễn ra trong xã hội. Ngay sau đây, hãy cùng Giadinhvatreem.vn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này!
Nghị luận xã hội là gì?
Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều những điều đang xảy ra trong đó có những vấn đề tốt và xấu đang xen nhau. Những hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lý này có thể khiến chúng ta thay đổi cách nhìn nhận vấn đề, nó gây ra ảnh hưởng tiêu cực và tích. Để có thể hiểu rõ ngọn nguồn chúng ta cần đi phân tích sâu hơn, nhìn vào từng khía cạnh, suy xét nhiều mặt. Chính vì vậy, dạng văn nghị luận xã hội đã ra đời để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mặt lợi và hại của vấn đề.
Việc viết văn nghị luận xã hội, hoặc đọc các bài báo có liên quan đến vấn đề này, sẽ khiến đầu óc chúng ta nhạy bén hơn, sắc sảo hơn trong việc suy xét một hiện tượng, sự việc nào đó. Sẽ có rất nhiều dạng bài nghị luận xã hội như: nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề đưa ra trong tác phẩm văn học.
Mở bài: Nêu, dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội
Trước khi đi vào vấn đề, bạn cần dẫn dắt vấn đề cần nghị luận, để người đọc có thể biết rõ hơn (có thể giới thiệu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp). Đánh giá, nhận xét khách quan về vấn đề (vấn đề tiêu cực hay tích cực). Khi đã giới thiệu xong vấn đề cần nghị luận thì giờ đây bạn hãy tiến vào quá trình phân tích.
Thân bài: Bàn luận về vấn đề nghị luận xã hội
Đây là phần quan trọng trong bài văn nghị luận xã hội, tại đây các bạn phải chứng minh, lấy dẫn chứng thuyết phục để người đọc người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề nghị luận.
Giải thích vấn đề nghị luận xã hội
Khi giải thích vấn đề nghị luận xã hội bạn cần nêu ra được các luận điểm sau đây:
- Giải thích các khái niệm, từ ngữ liên quan đến các từ khóa trong đề. Làm cho người đọc, người nghe hiểu được vấn đề bạn muốn nghị luận.
- Bàn luận về vấn đề nghị luận ví dụ: biểu hiện, tác dụng, ý nghĩa….
- Nêu thực trạng liên quan đến vấn đề nghị luận.
- Đưa ra các dẫn chứng gãy gọn, thiết thực thuyết phục người đọc, người nghe.
Bàn luận khía cạnh, thực trạng, các biểu hiện của vấn đề nghị luận xã hội
Khi đi vào phân tích sâu hơn của vấn đề nghị luận chúng ta cần nêu ra được nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì, đây là những luận điểm, luận cứ để chúng ta có bám và từ đó phân tích dễ dàng hơn:
- Nguyên nhân chủ quan: Là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong của vấn đề, đây là những yếu tố chính tác động vào vấn đề gây ra những biểu hiện, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong xã hội.
- Nguyên nhân khách quan: Đây là những yếu tố bên ngoài tác động vào vấn đề, nó tác động gián tiếp vào vấn đề.
Nêu mặt lợi và hại của vấn đề nghị luận xã hội, dẫn chứng
Nghị luận xã hội giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về các vấn đề trong đời sống. Nhờ vào việc nghị luận, chúng ta có thể nhận biết được đó là vấn đề, ý kiến được công nhận hay bác bỏ. Qua đó, có thể thấy nghị luận xã hội phản ánh lên thực trạng xã hội hiện nay, giúp chúng ta tích cực đón nhận các vấn đề hơn trong cuộc sống.
Lật ngược vấn đề, rút ra bài học cho bản thân
Khi nghị luận xã hội cần đưa ra được quan điểm cá nhân, nhận xét đây là vấn đề tốt hay xấu từ đó đưa ra những lập luận sắc bén, thuyết phục để lan tỏa hay hay bác bỏ, bài trừ vấn đề này trong xã hội. Dưới đây là một số cách để bạn phản biện, mở rộng vấn đề:
- Giải thích và chứng minh vấn đề nghị luận.
- Xoáy sâu vào sức ảnh hưởng, phạm vi của vấn đề. Nếu đây là một vấn đề tốt (hãy nêu dẫn chứng mà vấn đề này đã đóng góp cho xã hội ví dụ: lòng thương người đã giúp cho xã hội thêm gắn kết, sự khoan dung, lòng dũng cảm….)
- Lật ngược lại vấn đề, nêu lên những mặt trái ngược hoàn toàn với vấn đề nghị luận. Qua đó giúp người đọc nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn.
- Từ đó, rút ra được nhận thức và bài học cho bản thân.
Kết bài: Khẳng định ý kiến của bản thân về vấn đề nghị luận xã hội
Khẳng định lại vấn đề nghị luận, đây là một vấn đề cần được bác bỏ hay công nhận. Vì thế, chúng ta cần phát huy, lan tỏa, giữ gìn hay bác bỏ, phê phán lên án về vấn đề vừa phân tích.
Kết luận
Phía trên là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề nghị luận xã hội. Hy vọng qua bài viết hôm nay, bạn đã hiểu rõ hơn dạng văn nghị luận và cũng có cho mình thật nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn đạt điểm số cao trong bài kiểm tra nhé!