Văn mẫu nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải

Mùa xuân là nguồn cảm hứng để nhà thơ Thanh Hải có thể viết lên một tác phẩm thơ để đời. Khi phân tích chúng ta sẽ có những cảm nhận chân thật những tình cảm mà nhà thơ đã gửi gắm. Để phân tích cũng như lập dàn đề phù hợp cho nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ. Mời bạn theo dõi bài viết trong mục Giáo dục ngay sau đây nhé.

Như thế nào là một thể loại văn nghị luận

Văn nghị luận thuộc thể loại phân tích văn khá lâu đời và được dùng để cảm nhận thơ văn của tác giả. Thường văn nghị luận thường sẽ bàn về những đối tượng xuất hiện trong tác phẩm. Xoay quanh những tác phẩm văn học, đời sống, chính trị, xã hội nêu lên ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt.

Thể loại văn nghị luận được phát triển nhằm khai thác sự tư duy sáng tạo của người viết. Từ đó, người viết sẽ cảm nhận được những tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào bài thơ. Mỗi cảm nhận của môi người về bài văn sẽ khác nhau và có cách nghị luận khác nhau. Với ngôn từ sắc bén, bay bỗng giúp bài văn mang tính nhân vận, ý nghĩa và thuyết phục người đọc.

Bối cục cho bài văn nghị luận: KHông khác gì với những thể loại văn phân tích khác. Văn nghị luận cũng có bố cục 3 phần gồm mở bài, thân bài và kết bài.

  • Phần mở bài: Người viết sẽ tóm tắt những nội dung cần thiết như thông tin tác giả, tác phẩm, vấn đề trọng tâm mà bạn muốn phân tích. Chú ý ngắn gọn, đầy đủ ý và đúng trọng tâm; hạn chế ghi dài lan mang.
  • Phần thân bài: Bạn sẽ thực hiện triển khai các nội dung đã nêu ở phần mở bài. Bạn sẽ chia ra các ý nhỏ khác nhau để dễ phân tích, phân tích những nhân vật có trong bài thơ, văn.
  • Phần kết bài: Tóm tắt lại bài văn, nêu ra ý nghĩa và bài học thông qua tác phẩm vừa phân tích.

Dàn đề về nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được tác giả Thanh Hải cho ra đời vào năm 1980 khi đất nước đã bình yên, nhưng chưa ấm no. Tác giả tả lại cảnh mùa xuân của đất nước, mùa xuân của những người con xa quê, mùa xuân của người nông dân cực khổ. Bức tranh mùa xuân hiện lên vô cùng chi tiết và chân thật. Một vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời năm ấy được nhà thơ đưa vào trong 6 khổ thơ đầy cảm xúc.

Dàn đề cho bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ
Dàn đề cho bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ

Để có thể viết được một bài nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ hay và xúc tích. Trước hết bạn cần xây dựng dàn đề với đầy đủ ý bạn muốn phân tích trong bài. Dưới đây là dàn đề cụ thể bạn có thể tham khảo:

Mở bài: Tổng quan về tác giả và tác phẩm

  • Bạn cần giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Hải như sự nghiệp sáng tác, những tác phẩm nổi bật, phong cách sáng tác của ông. 
  • Dẫn dắt vào hoàn cảnh ra đời bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Nêu lên nội dung chính muốn truyền đạt qua bài thơ.
Tìm hiểu về nhà thơ Thanh Hải
Tìm hiểu về nhà thơ Thanh Hải

Thân bài: Phân tích từng khổ thơ

Phân tích từng khổ một trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

  • Khổ 1: Miêu tả về mùa xuân bắt đầu về trong thiên nhiên đất trời

Mùa xuân hiện ra trong tưởng tượng đây trong xanh và tinh khiết. Phân tích các yếu tố miêu tả mùa xuân: 

  • Không gian: giữa một dòng sông xanh, bao la rộng lớn.
  • Hình ảnh: hoa tím biếc, sông xanh, con chim chiền chiện, những giọt sương.
  • Âm thanh: miêu tả tiếng kêu của lchim chiền chiện.
  • Màu sắc: mùa xanh của biển, mùa tím của hoa, màu trắng tinh khiết của giọt sương.

Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đẹp được bộc lộ qua các từ “ơi”, “chi”. Nghệ thuật sử dụng hành động “hứng” thể hiện sự nâng niu những tinh hoa mùa xuân của tác giả.

  • Khổ 2: Mùa về với những người lính, người dân lao động
Xem thêm tin mới về  Cách cân bằng phương trình hóa học chỉ với mẹo đơn giản

Phân tích mùa xuân của người lính xa quê: “lộc” của các anh là khẩu súng trang phục của anh hùng đất nước. 

Phân tích mùa xuân của người nông dân: “lộc” là những ruộng lúa chín vàng.

Sử dụng phép điệp “Tất cả”: Cho thấy cả nước đều đón xuân, người lính ra chiến trường bảo vệ đất nước, người nông dân ở nhà làm hậu phương vững chắc.

Sử dụng từ “hối hả”, “xôn xao: cho thấy sự bận rộn, vội vàng của những con người Việt Nam vào mùa xuân.

Mùa xuân của người lính và người nông dân
Mùa xuân của người lính và người nông dân
  • Khổ 3: Mùa xuân trên đất nước 4 ngàn năm

Sử dụng từ “vất vả”, “gian lao” để nói lên sự vất vả mà đất nước đã trải qua bao năm.

Sử dụng hình ảnh “vì sao” cho thấy đất nước ta kỳ vĩ thế nào, kiên cường ra sao luôn tiến lên và không dừng lại

  • Khổ 4 và 5: Ước nguyện của tác giả cho đất nước

Sử dụng hình ảnh ẩn dụ: cành hoa, con chim, nốt trầm để có thể cống hiến cho đời cho tổ quốc. 

Sử dụng từ “ta” để nêu lên mong muốn của tất cả mọi người không chỉ riêng tác giả.

“Dù là tuổi hai mươi, Dù là khi tóc bạc” thể hiện sự cống hiến hết mình cho đất nước không phân định độ tuổi, và mọi thứ được thầm lặng.

  • Khổ 6: Mùa xuân trở về trên đất Huế bằng một bài ca

“Mùa xuân ta xin hát” thể hiện sự vui sướng và mở ra một niềm tự hào về đất nước Việt Nam.

Kết bài: Nêu lên cảm nghĩ về bài thơ

Tóm gọn lại toàn bộ bài, nêu lên cảm nghĩ sau khi phân tích nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ. Khẳng định lại ý mà tác giả muốn truyền đạt và nêu ra bài học đắt giá qua bài thơ.

Tham khảo bài văn mẫu nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải là một nhà thơ hiện đại yêu nước, có công xây dựng nền văn hóa cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đầu. Được ví là một trong những ngọn bút tiêu biểu thời bấy giờ, Thanh Hải thường tập trung viết về thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào mùa đông năm 1980, là thời điểm nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Có thể nói, bài thơ chính là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước khi về cõi vĩnh hằng. 

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên đất trời nơi xứ Huế vô cùng mộng mơ :

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Sau những ngày mùa đông buốt giá, thiên nhiên lại được khoác tấm áo tươi mới, ấm áp của mùa xuân. Đất trời như cao hơn nhờ bầu trời vào rộng hơn bởi dòng sông xanh. Với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với những thanh âm rộn rã báo hiệu một mùa xuân vô cùng rực rỡ, sống động. Trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên một bông hoa tím biếc. Động từ “mọc” nằm ở vị trí đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên, một niềm vui hân hoan đón chào tín hiệu mùa xuân. Hình ảnh con chim chiền chiện nhỏ bé nhưng lại có thể khuấy động cả một không gian. Thực ra chỉ có mỗi tác giả mới có thể cảm nhận và nghe thấy được mà thôi. Một con người nhỏ bé trước đất trời rộng lớn đang lắng nghe những điều tuyệt vời nhỏ nhắn từ bên ngoài cuộc sống. Phải chăng, “giọt long lanh” mà tác giả nhắc tời không phải là giọt sương hay giọt mưa mà chính là giọt âm thanh tiếng chim ngân vang. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác mà tác giả sử dụng như minh chứng rằng tác giả đang sử dụng tất cả các giác quan của mình để trao đổi và cảm nhận với thiên nhiên. Việc tác giả đưa tay hứng là để hứng hết những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của trời đất ban tặng.

Từ mùa xuân của thiên nhiên, Thanh Hải chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước :

Xem thêm tin mới về  Cách nhận biết ngôi kể thứ nhất và thứ ba siêu đơn giản

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.

Tác giả hướng tình cảm của mình tới những con người đang làm đẹp cho mùa xuân. “Lộc” là chồi non, cành biếc mơn mởn nhưng trong bài thơ này, lộc mà tác giả muốn nói đến tức là tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đất nước. Người lính khoác trên lưng vành lá ngụy trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh dân tộc để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng. Có nghĩa là cả máu và mồ hôi của nhân dân đã góp phần tô điểm mùa xuân và để giữ lấy mùa xuân mãi mãi. Với khí thể “hối hả” vội vã, khẩn trương; “xôn xao” náo nhiệt cùng với điệp ngữ “tất cả như’ làm cho câu thơ thêm phần vui tươi, mạnh mẽ.

Trước những cảm xúc nồng nàn, say đắm của thiên nhiên, của đất nước vào mùa xuân, nhà thơ cũng không giấu được niềm tự hào đối với quê hương, đất nước mình :

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Với việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã gợi nhắc về trang sử bốn nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Đất nước được hình dung như một người mẹ vĩ đại với biết bao gian nan, vất vả, sự hi sinh để đất nước được trường tồn, phát triển và đón thêm những mùa xuân tươi đẹp. Hình ảnh so sánh vô cùng đặc sắc “Đất nước như vì sao” khiến đất nước trở nên kì vĩ, hoành tráng hơn; đồng thời cũng ngợi ca sức sống của đất nước đang không ngừng phát triển và đi lên.

Nếu như ba khổ thơ đầu, tác giả thể hiện rõ nét cảm xúc tươi vui của mình trước thiên nhiên, đất nước, con người thì hai khổ tiếp theo, nhà thơ đã giãi bày một cách trực tiếp những nghĩ suy và ước nguyện chân thành của mình :

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Tác giả ước làm con chim để đem niềm vui cho cuộc đời, làm cành hoa đem hương sắc cho cuộc sống. Đáng quý hơn, ông còn nguyện làm một nốt trầm trong bản hòa ca. Nốt trầm xao xuyến ấy làm xúc động lòng người. Sự chuyển đổi từ “tôi” sang “ta” vừa thể hiện cái riêng, vừa thể hiện cái chung, vừa cho thấy đây không chỉ là khát vọng của riêng tác giả mà còn là nguyện ước chung của tất cả mọi người. Ước nguyện cống hiến lặng lẽ nhưng lại vô cùng mạnh mẽ. Đây là lối sống vô cùng cao đẹp, chân thành mà dung dị. Hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi, tóc bạc” nói lên quá trình cống hiến của nhà thơ từ khi còn trẻ, tràn đầy nhựa sống hay khi tóc đã bạc thì vẫn không hề đổi thay.

Khổ thơ cuối cùng bộc lộ niềm tự hào, mến yêu đất nước của tác giả qua làn điệu dân ca xứ Huế bay bổng mà thấm đậm tình người :

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế…

Mở ra là lời gọi “Mùa xuân ta xin hát” gợi tới niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điệu Nam ai, Nam bình đã nổi tiếng mấy trăm năm nay, nay lại trân trọng được dùng để khoe vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Khúc dân ca xứ Huế cuối bài tạo sự ngân nga mãi những giai điệu mùa xuân.

Bài thơ không chỉ tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy nhựa sống mà còn cho thấy lẽ sống cao đẹp của nhà thơ. Với ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giản dị; giọng điệu chân thành, tha thiết cùng cách gieo vần linh hoạt đã tạo nên một bài thơ vô cùng ý nghĩa và trở thành tượng đài trong lòng người đọc về những tác phẩm viết về mùa xuân. 

Lời kết

Như vậy là chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn cách lập dàn đề cũng như văn mẫu nghị luận về bài thơ mùa xuân nho nhỏ. Hy vọng với những bài viết mà Giadinhvatreem sưu tầm trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và viết ra một bài văn nghị luận thật hấp dẫn!