Cập nhật chỉ số thai nhi theo tuần và thông tin liên quan

Chỉ số thai nhi theo tuần là kiến thức mẹ cần phải biết khi mang thai. Đây là những con số có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến sự phát triển của thai trong bụng mẹ. Cùng Giadinhvatreem tìm hiểu về chỉ số thai nhi và các thông tin liên quan ngay sau đây.

Tầm quan trọng của chỉ số thai nhi theo tuần

Trước khi nắm về các chỉ số thai nhi theo tuần thì mẹ cần biết các con số có ý nghĩa gì. Cụ thể, chỉ số thai nhi là các con số về chiều dài mông – đầu, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính túi thai, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, chu vi đầu, cân nặng ước tính,…

Các chỉ số này được xác định bằng ký hiệu viết tắt ở bảng kết quả siêu âm. Hiểu các con số này và tìm hiểu biến động của nó giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của con theo từng giai đoạn. Nắm các thông tin này, mẹ sẽ biết con đang ở trạng thái thế nào, có tốt không để có những biện pháp can thiệp phù hợp.

Tầm quan trọng của chỉ số thai nhi theo tuần
Tầm quan trọng của chỉ số thai nhi theo tuần

Thuật ngữ cần biết về các chỉ số thai nhi theo tuần

Chỉ số phát triển thai nhi theo tuần là các con số chuẩn y khoa. Các thông tin này sẽ được viết đa phần dưới dạng viết tắt trên bảng kết quả siuee âm. Do đó, mẹ cần tìm hiểu các chữ số viết tắt này. 

  • GA-Gestational age: Tuổi của thai, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối
  • CRL- Crown rump length: Chỉ số thể hiện chiều dài đầu mông
  • BPD-Biparietal diameter: Gọi là đường kính lưỡng đỉnh. Đây là con số chỉ đường kính lớn nhất tại mặt cắt vòng đầu thai nhi
  • GSD-Gestational sac diameter: Đường kính túi thai đo ở các tuần đầu của thai kỳ. 
  • FL-Femur length: Thông tin về chiều dài xương đùi
  • EFW- Estimated fetal weight: Cân nặng của thai nhi được ước tính
Xem thêm tin mới về  Điểm mặt những loài bươm bướm đẹp nhất thế giới

Trên đây là các thông tin quan trọng cần nhớ khi tìm hiểu chỉ số thai nhi theo tuần. Ngoài ra còn một số chỉ số quan trọng khác cần biết như:

  • TTD -Transverse trunk diameter: Chỉ đường kính ngang bụng của bé
  • APTD -Anterior-Posterior thigh diamete: Chỉ đường kính ở trước và sau vùng bụng
  • AF- Amniotic fluid: Nước ối của thai nhi
  • AFI- Amniotic fluid index: Chỉ số nước ối của thai
  • HC -Head circumference: Đường chu vi đầu
  • AC -Abdominal circumference: Chu vi của vòng bụng 
  • EDD- Estimated date of delivery: Ngày sinh do bác sĩ ước đoán.
Chỉ số phát triển thai nhi theo tuần được cung cấp cho mẹ bầu khi siêu âm
Chỉ số phát triển thai nhi theo tuần được cung cấp cho mẹ bầu khi siêu âm

Tìm hiểu chi tiết về chỉ số thai nhi theo tuần 

Các chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần sẽ được xác định qua kỹ thuật siêu âm hiện đại. Các mẹ theo dõi chỉ số theo bảng chuẩn như sau. 

Chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần 0 đến tuần thứ 4

Trong giai đoạn này, phôi thai chỉ mới phát triển, còn bé. Đa số các mẹ sẽ không thấy sự thay đổi của cơ thể, chỉ thấy trễ kinh hoặc có dấu hiệu ốm nghén. Thường thì giai đoạn này mẹ chỉ cần siêu âm để biết có thai hay không, chứ không cần quan tâm tới chỉ số nào cả. 

Các thông số cần biết khi thai ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6

Phôi thai đã được hình thành ở một vị trí nhất định. Bác sẽ sẽ quan tâm tới đường kính túi thai. Đặc biệt là từ tuần thứ 6 trở đi thì chiều dài đầu mông của thai đã có thể đo được. 

Tuổi thai theo tuầnCRL (mm)GSD (mm)
43 – 6
56 – 12
64 – 714 – 25

Chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần thứ 7 đến tuần 20

Sang tuần thứ 7, thai nhi chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Các chỉ số thai nhi đã rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 13 (tháng thứ 4 của thai) thì các chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng đã đo được rõ ràng. 

Tuổi thai theo tuầnCRL (mm)FL (mm)BPD (mm)EFW (g)
79 – 150.5 – 2
816 – 221 – 3
923 – 303 – 5
1031 – 405 – 7
1141 – 5112 – 15
125318 – 25
13742135 – 50
1487142560 – 80
15101172990 – 110
161162032121 – 171
171302336150 – 212
181422539185 – 261
191532843227 – 319
201643146275 – 387
Sang tuần thứ 7, thai nhi chuyển sang giai đoạn phát triển mới
Sang tuần thứ 7, thai nhi chuyển sang giai đoạn phát triển mới

Chỉ số phát triển của thai nhi từ tuần 21 đến tuần thứ 40

Khi sang tuần thai thứ 21, bé sẽ có sự phát triển nhanh. Thai có thể đạt mức tối đa về cân nặng, chiều dài và đã hình thành đủ cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Các chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần lúc này thay đổi rất nhanh.

Xem thêm tin mới về  Giờ trùng phút - giải mã bí ẩn đằng sau những con số 
Tuổi thai theo tuầnCRL (mm)FL (mm)BPD (mm)EFW (g)
2126.73450399
2227.83653478
2328.93956568
24304259679
2534.64462785
2635.64765913
2736.649681055
2837.652711210
2938.654731379
3039.956761559
3141.159781751
3242.461811953
3343.763832162
3445.065852377
3546.267872595
3647.468892813
3748.670903028
3849.871923236
3950.773933435
4051.274943619

Bác sĩ theo dõi chỉ số thai nhi sẽ thông báo cho mẹ khi thấy có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, các chỉ số cũng mang tính chất tham khảo, các mẹ không nên quá gượng ép rằng bé phải đạt đúng chỉ số mới tốt. 

Khi sang tuần thai thứ 21, thai nhi sẽ có sự phát triển nhanh
Khi sang tuần thai thứ 21, thai nhi sẽ có sự phát triển nhanh

Các yếu tố tác động tới chỉ số phát triển của thai nhi là gì?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thai nhi theo tuần. Các mẹ cần lưu ý để khi mang thai, dưỡng thai để tối ưu quá trình phát triển của con nhất. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chỉ số thai nhi đó là:

Số em bé có trong bụng mẹ

Các mẹ mang song thai, tam thai hoặc đa thai thì các chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần sẽ có chút khác biệt. Các con số này có thể cao hoặc thấp hơn so với chỉ số tiêu chuẩn. Điều này bác sĩ sẽ tư vấn rõ ràng cho mẹ hơn khi siêu âm.

Dinh dưỡng và lịch sinh hoạt của mẹ

Mang thai là giai đoạn quan trọng quyết định sự phát triển của trẻ.  Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo bé yêu có điều kiện phát triển tối ưu. 

Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng đến chỉ số thai nhi theo tuần
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng đến chỉ số thai nhi theo tuần

Các bệnh lý của mẹ bầu

Bà mẹ gầy gò, thấp bé sẽ có nguy cơ sinh con nhẹ cân nhiều hơn người mẹ cao lớn. Người mẹ bị tăng huyết áp hay bị tiền sản giật cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Các bệnh lý khác như tiểu đường thai kỳ,  béo phì,.. cũng mang tới nguy cơ làm thai nhi bị rối loạn tăng trưởng.

Do đó, chỉ số thai nhi theo tuần sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi bệnh lý của mẹ bầu. Mẹ bầu nên đảm bảo sự khỏe thật tốt trước khi quyết định có bé. Nếu bản thân mẹ bầu có bệnh lý thì cần cẩn thận hơn, quan tâm sức khỏe bản thân và thai nhi nhiều hơn. 

Tìm hiểu mốc khám thai theo dõi chỉ số thai nhi theo tuần mẹ cần nhớ

Mẹ bầu nào cũng muốn theo dõi sự phát triển của thai theo từng ngày, từng tuần. Tuy nhiên, siêu âm nhiều không không tốt, mẹ cũng không thể nào tuần nào cũng vào khám thai. Do đó, để theo dõi chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn, mẹ bầu cần nhớ các mốc khám thai quan trọng sau: 

  • Mốc khám thai đầu tiên: Từ khoảng tuần thai thứ 5 đến tuần thứ 8.
  • Mốc khám thai cần nhớ thứ 2: Từ khoảng tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày.
  • Thời gian khám thai thứ 3 cần nhớ: Từgiai đoạn tuần thai thứ 16 – 22.
  • Mốc thời gian khám thai thứ 4: Khoảng tuần thai thứ 22 đến tuần 28.
  • Mốc khám thai quan trọng thứ 5: Khoảng tuần thai thứ 28 đến tuần thai 32.
  • Mốc khám quan trọng thứ 6: Từ tuần thai thứ 32 đến tuần 34.
  • Mốc khám thai quan trọng thứ 7: Tuần thai  34 đến tuần thai 36.

Kể từ lần khám thai thứ 7 này thì mỗi tuần mẹ cần thăm khám 1 lần để theo dõi và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Khi khám thai cần chú ý chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần để đánh giá chính xác tình trạng thai nhi. 

Mẹ bầu cần chú ý mốc khám thai quan trọng theo tuần để theo dõi thai kỹ càng
Mẹ bầu cần chú ý mốc khám thai quan trọng theo tuần để theo dõi thai kỹ càng

Kết luận

Chỉ số thai nhi theo tuần và các thông tin quan trọng đi kèm đã được chuyên mục gia đình cập nhật. Các con số này có ý nghĩa rất lớn, mẹ bầu không thể không quan tâm. Hãy theo dõi các chỉ số để có được thai kỳ khỏe mạnh, nhàn tênh.