Theo dõi sự phát triển của trẻ về chiều cao và cân nặng là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và thể chất tốt cho bé. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0-10 tuổi theo WHO cung cấp cho cha mẹ cơ sở để đánh giá sự phát triển của con mình và có những biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ từ 0 – 10 tuổi theo WHO:
- TB: Là ký hiệu thể hiện mức trung bình, hay còn được gọi là mức tiêu chuẩn thể hiện sự tăng trưởng bình thường của trẻ theo WHO.
- Chỉ số -2SD: Báo hiệu tình trạng bé chưa đạt số cân nặng tiêu chuẩn, hoặc đang bị suy dinh dưỡng.
- Chỉ số +2SD: Cho thấy chiều cao hoặc cân nặng của trẻ đang vượt so với chỉ số quy định. Điều đó giúp cho ba mẹ hiểu rằng bé đang gặp tình trạng phát triển quá nhanh (về chiều cao) hoặc béo phì.
Đối với trẻ từ 10-15 tuổi
Trong độ tuổi này, cha mẹ cần chú ý đến chỉ số BMI = (trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao).
Dựa vào kết quả này có thể biết được bé có bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì hay không, từ đó nhằm xác định được phương pháp để hỗ trợ tối ưu quá trình phát triển chiều cao cho bé. Dưới đây là bảng đánh giá chỉ số BMI theo chuẩn của WHO và dành riêng cho người châu Á:
* Lưu ý:
- Bảng này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể áp dụng cho tất cả trẻ em.
- Chiều cao và cân nặng của trẻ có thể thay đổi do nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, v.v.
- Cha mẹ nên theo dõi sự phát triển của trẻ thường xuyên và đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Cách sử dụng bảng chiều cao cân nặng
Để sử dụng bảng chiều cao cân nặng, cha mẹ cần biết tuổi và giới tính của trẻ. Sau đó, tìm vị trí tương ứng với tuổi và giới tính của trẻ trong bảng. So sánh chiều cao và cân nặng của trẻ với các giá trị trung bình và các đường cong chuẩn trong bảng.
Dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
- Chiều cao và cân nặng của trẻ thấp hơn hoặc cao hơn đáng kể so với các giá trị trung bình trong bảng.
- Tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm lại hoặc tăng đột ngột.
- Trẻ có các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, v.v.
Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ phát triển không bình thường, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Vận động: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Nghỉ ngơi: Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc theo nhu cầu của độ tuổi.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tạo cho trẻ môi trường sống an toàn và lành mạnh, tránh xa các nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ
- Độ tuổi sơ sinh (dưới 2 tuổi): Đây là thời kỳ mà chiều cao cân nặng bé gái sẽ chuyển biến theo từng tuần. Chiều cao của bé có thể tăng trưởng từ 25 cm đến 75 cm tính từ khi mới sinh cho đến khi được 1 tuổi. Đồng thời, khi chiều cao của bé tăng thì chỉ số cân nặng cũng sẽ tăng theo và thường tăng từ 1 đến 2 lần so với cân nặng lúc mới ra đời.
- Từ 2 tuổi đến 10 tuổi: Nhìn chung, chỉ số chiều cao của bé gái trong giai đoạn này khoảng 85 cm đến 86 cm, tức là trẻ chỉ tăng thêm khoảng 10 cm nữa trong thời điểm này.
- Từ 10 tuổi cho đến khi bắt đầu tuổi dậy thì: Chỉ số chiều cao cân nặng của bé gái sẽ chậm tiến triển dần, trung bình chỉ tăng khoảng 5 cm đến 6 cm trong vòng 1 năm.
- Bắt đầu giai đoạn tuổi dậy thì: Đây là thời kỳ mà trẻ có sự tăng trưởng mạnh về chiều cao cũng như cân nặng. Theo nghiên cứu cho thấy chiều cao trung bình chuẩn của bé gái xét trong khoảng độ tuổi từ 9 tuổi đến 11 tuổi sẽ tăng 6cm/năm.
- Giai đoạn qua tuổi dậy thì: Khi càng đến tuổi trưởng thành, chỉ số chiều cao cân nặng bé gái sẽ rất ít tăng thêm. Hơn nữa, trong khoảng từ 22 tuổi đến 25 tuổi dường như sẽ ngừng tăng về chỉ số chiều cao. Do đó, bậc phụ huynh nên lưu ý giai đoạn phát triển tối ưu để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của bé đạt hiệu quả.
Cách đo cân nặng chuẩn của trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi
Khác với cách đo chiều cao, cách đo cân nặng sẽ dễ dàng hơn vì có rất nhiều loại cân dùng để đo cân nặng cho trẻ. Đối với những trẻ từ 5 tuổi trở lên, cha mẹ chỉ cần bảo bé đứng nhẹ nhàng lên cân, đứng im khoảng 5 – 10s là có thể đo xong.
Sau khi đã có kết quả đo, cha mẹ cần so sánh số đo cân nặng với bảng cân nặng chuẩn của bé để xác định được sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 5 tuổi, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Điều chỉnh cân ở vị trí cân bằng hoặc ở số 0 để có thể thu được kết quả đo chính xác nhất.
- Nên cân cho bé vào lúc buổi sáng, lúc bé vừa mới ngủ dậy và chưa ăn gì để được số cân đúng nhất.
- Khi cân thì nên bỏ một số đồ dùng không cần thiết ở trên người như áo khoác, giày, dép, mũ,…
Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn biết thêm về vần đề chiều cao và cân nặng của trẻ. Xin chân trọng cảm ơn!