Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ được những cặn sữa còn sót trong miệng của bé từ đó mà phòng tránh được các loại bệnh về răng miệng, tuy nhiên thì không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể rơ lưỡi đúng chuẩn. Do đó bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách làm một cách an toàn và khoa học nhất.
Tại sao nên thực hiện thao tác rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Sau đây Gia đình sẽ giải đáp thắc mắc về nguyên nhân nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và lợi ích khi thực hiện để cha mẹ có thể đọc tham khảo cũng như nắm rõ hơn phương pháp này.
Lý giải nguyên nhân nên rơ lưỡi
Không riêng gì với người lớn mà trong khoang miệng của trẻ sơ sinh cũng chứa rất nhiều vi khuẩn và mảng bám của đồ ăn trên lưỡi bé, điều này có thể gây nên các bệnh lý răng miệng cũng như tạo ra mùi hôi.
Các bé sơ sinh còn quá nhỏ nên chưa thể tự mình vệ sinh nên cha mẹ sẽ là người giúp trẻ thực hiện điều đó và việc rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày là điều vô cùng cần thiết.
Lợi ích mang lại khi thực hiện rơ lưỡi cho trẻ
Việc mà các bậc phụ huynh rơ lưỡi cho các bé hàng ngày cũng giống như khi mình đánh răng giúp lấy đi các mảng bám trên lưỡi của trẻ giúp loại bỏ vi khuẩn mà mùi hôi. Từ đó ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng và phổ biến nhất là bệnh về tưa lưỡi.
Bệnh tưa lưỡi sẽ khiến cho trẻ khó chịu, đau lưỡi, hôi miêng không thể cảm nhận được hương vị của sữa dẫn đến tình trạng biếng ăn, bỏ bú.
Thực hiện rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là chuẩn y khoa
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là một việc làm vô cùng quan trọng để bảo vệ răng miệng cho bé luôn khỏe mạnh tuy nhiên thì tùy vào các trường hợp khác nhau mà lựa chọn cách rơ lưỡi sao cho phù hợp nhất tương ứng với số lần áp dụng khác nhau.
Trẻ được cho bú 100% hoàn toàn bằng sữa mẹ
Đây là trường hợp không cần phải thường xuyên thực hiện rơ lưỡi cho trẻ bởi trong quá trình bú mẹ lưỡi bé sẽ thường xuyên cọ xát với ti của mẹ điều này giúp loại bỏ các đám tưa dưới lưỡi. Bên cạnh đó thì để đảm vệ sinh răng miệng một cách tốt hơn thì các mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ khoảng từ 5 đến 6 lần mỗi tuần.
Kết hợp đan xen cho bé vừa ti mẹ vừa bú bình
Trong tình huống này này mẹ cần phải rơ lưỡi ít nhất cho trẻ mỗi ngày một lần và phải thực hiện ngay sau khi tắm. Bên cạnh đó khi trẻ bú bình xong hãy cho trẻ uống khoảng từ 1 đến 2 thìa nước ấm sẽ giúp trẻ tráng miệng một cách sạch sẽ hơn.
Trường hợp hoàn toàn cho trẻ bú bình
Các mẹ sẽ cần phải thực hiện rơ lưỡi cho trẻ ở trường hợp này một cách thường xuyên hơn so với 2 trường hợp ở trên. Bởi vì uống sữa bột sẽ rất dễ bị đóng cặn và khiến trẻ bị tưa lưỡi, trẻ bú sữa ở bên ngoài nếu không được vệ sinh một cách sạch sẽ nhất có thể sẽ dẫn đến tình trạng bị viêm họng, viêm lưỡi hoặc gây nên cảm giác chán dùng sữa.
Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất
Dưới đây là hướng dẫn về cách rơ lưỡi đúng chuẩn từng bước cụ thể mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
- Bước 1: Trước khi thực hiện rơ lưỡi thì nên vệ sinh tay sao cho thật sạch sẽ
- Bước 2: Sử dụng miếng vải hoặc có thể là cá gạc rơ lưỡi quấn quanh ngón tay rồi sau đó nhúng miếng gạc vào nước muối sinh lý hoặc nước ấm
- Bước 3: Hãy dùng tay sau đó thao tác nhẹ nhàng mở miệng của bé ra rồi xoay ngón tay vệ sinh lần lượt bên trong má, lợi hoặc răng và không nên quá mạnh tay khi chà sát lên mặt lưỡi của trẻ
Những điều cần lưu ý kỹ càng khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
- Khi thực hiện rơ lưỡi sẽ xảy ra những trường hợp trẻ không hợp tác vì bé cảm thấy không được thoải mái nên khóc và quậy phá khiến công việc rơ lưỡi cho bé trở nên khó khăn hơn. Vậy nên để giúp trẻ ngoan ngoãn nằm yên thì nên trò chuyện chơi đùa với con, điều này sẽ giúp bé quên đi việc mà mẹ đang rơ lưỡi cho mình.
- Khoảng thời gian chuẩn nhất để rơ lưỡi cho bé là sau khi ăn sáng 2 tiếng, bởi vì việc rơ lưỡi trước khi ăn sẽ làm bé bị nôn khan và ngay sau khi ăn xong sẽ khiến bé bị trớ sữa.
- Nhiều bậc phụ huynh khi rơ lưỡi cho bé sẽ sử dụng mật ong nhưng lời khuyên ở đây là nên xem xét không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bởi trong mật ong có chứa thành phần clostridium botulinum, đây là chính là một loại hoạt chất gây ngộ độc thần kinh .
- Khi thực hiện rơ lưỡi mà thấy trẻ có bất kỳ một triệu chứng hay biểu hiện bất thường nào thì mẹ nên dừng lại và báo ngay cho bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và tìm ra giải pháp xử lý tình huống kịp thời,
Kết luận
Trên đây là bài viết về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà chuẩn y khoa vừa an toàn lại hiệu quả mà Giadinhvatreem muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng với những thông tin đã được cung cấp sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn khi thực hiện quá trình rơ lưỡi cho bé nhà mình.