Lâu nay, bệnh suy tủy được liệt vào loại bệnh nan y, khó chữa. Mới đây, lương y Nguyễn Sơn Dư, phố Hàng Buồm, Hà Nội, người chuyên nghiên cứu về phương chữa bệnh bằng tác động cột sống đã chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho bốn người lớn mắc suy tủy.
Điều kỳ diệu từ đôi bàn tay
Đến nhà lương y Nguyễn Sơn Dư vào những ngày đầu năm 2013, tôi gặp khá nhiều bệnh nhân tới chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống. Có người chữa tắc sữa, mất sữa mẹ sau khi sinh, có người bị thoái hóa đốt sống cổ, có người chữa rối loạn nhịp tim, huyết áp cao, huyết áp thấp, khớp vai, thoát vị đĩa đệm …
Cháu Nguyễn Văn Tiến Huy, năm tuổi, nhà ở quận Long Biên, Hà Nội cũng đang được ông Dư chữa bệnh. Từ tháng 1 đến tháng 5-2012, cháu Huy có biểu hiện da xanh, gầy, chảy máu cam liên tục và có vết bầm ở tay chân. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (HHTMTU) kết luận cháu bị suy tủy xương dòng tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu giảm còn 13 nghìn. Từ đó đến nay, cháu đã phải vào viện truyền máu bảy lần. Từ ngày 19-10 đến nay, hơn hai tháng, cháu được lương y Nguyễn Sơn Dư bấm huyệt cột sống đều đặn ngày hai lần, mỗi lần 15 phút. Kết quả xét nghiệm máu của cháu Huy ngày 17-12 cho thấy, số lượng tiểu cầu đã tăng lên 66 nghìn. Bên cạnh đó, số lượng hồng cầu, bạch cầu và huyết sắc tố cũng tăng theo, cho thấy tiến triển bệnh đang tốt dần lên.
Trò chuyện cùng lương y có “đôi bàn tay vàng”, ông Dư cho biết, từ năm 2010 tới nay, ông đã chữa cho bốn bệnh nhân bị suy tuỷ. Người đầu tiên là cháu Nguyễn Văn Bắc. Lúc đó cháu Bắc đang học lớp 12, trường PTTH Hoàng Lệ Kha, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Khi tới nhờ ông Dư chữa tác động cột sống vì bị suy tủy, cháu Bắc đang điều trị tại Viện HHTMTU, đã được truyền máu đợt 1 trong ba ngày liên tiếp từ 28-2 đến 1-3-2010. Từ ngày 13-3-2010, mỗi ngày một lần, mỗi lần từ 30 – 40 phút, cháu Bắc đã được ông Dư chữa tác động cột sống. Sau chín tháng, vừa kết hợp điều trị ở bệnh viện, vừa bấm huyệt cột sống, lượng hồng cầu của Bắc đã lên tới 4, 140 triệu và tiểu cầu lên tới 250 ngàn. Với kết quả trên, tháng 12-2010, cháu Bắc được ông Dư cho nghỉ về và hằng tháng ra kiểm tra lại cột sống.
Thông thường, những trường hợp suy tủy đều phải truyền máu, những lần truyền máu lần sau đều phải tiếp số lượng máu nhiều hơn lần trước, vì tủy không tự sản xuất ra máu nên phải tiếp máu nhiều hơn. Riêng cháu Bắc thì ngược lại, nhờ được chữa bằng phương pháp tác động cột sống ngay từ ngày đầu truyền máu, nên không những các đợt sau số lượng truyền máu giảm đi mà đến đợt thứ 4, và các đợt 6, 7, 8, 9 đến khám, số lượng máu đã tăng lên, nên đã không phải truyền máu thêm nữa.
Tiếp nối thành công trên, ông Dư tiếp tục chữa khỏi bệnh suy tủy cho ba bệnh nhân nữa. Bệnh nhân thứ hai là chị Nguyễn Thị Sơn, 52 tuổi, quê xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chị Sơn được Bệnh viện Bạch Mai kết luận bị suy tủy xương ngày 4-5-2010 và điều trị tại viện kết hợp tác động cột sống từ 15-4-2011 đến 22-8-2011. Lúc này, hồng cầu của chị Sơn đã tăng lên (đạt 3 triệu 06) và huyết sắc tố, tiểu cầu đều tăng. Hết tháng 8, chị Sơn được ông Dư cho về nhà, đi làm bình thường.
Trường hợp thứ ba là chị Vũ Thị Đông, 44 tuổi ở Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Chị Đông phát hiện bệnh từ ngày 4-3-2011 khi bị ngã do hoa mắt chóng mặt. Bệnh viện Bạch Mai kết luận chị bị suy tủy và được truyền máu cùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm, truyền dịch. Đến ngày 8-4, chị Đông tới nhà ông Dư để chữa tác động cột sống. Sau năm tháng bấm huyệt cột sống, hồng cầu của chị đã đạt 3 triệu 83 và tiểu cầu là 155 nghìn. Sức khỏe của chị đã phục hồi như bình thường.
Bệnh nhân thứ tư là Nguyễn Hữu, 16 tuổi ở tỉnh Bắc Ninh. Khi vào Viện HHTMTU ngày 2-2-2012, lượng máu của Hữu gần như bị mất hết: bạch cầu giảm còn 0,98 triệu, hồng cầu 96 nghìn và tiểu cầu 3 nghìn. Hữu phải truyền máu, truyền dịch cùng uống thuốc, tiêm thuốc mỗi tháng một lần. Sau 6 tháng tác động cột sống, tới tháng 8-2012, lượng máu của Hữu đã tăng bình thường, hồng cầu đạt 3 triệu 62, đồng thời tiểu cầu, huyết sắc tố và các chỉ tiêu khác của máu cũng rất tốt. Hữu không phải vào viện nữa nhưng vẫn chữa tác động cột sống tiếp đến tháng 11-2012 thì về quê đi học trở lại.
Với kết quả xét nghiệm như trên chứng tỏ tủy xương của cả bốn bệnh nhân (đã chữa khỏi) và một bệnh nhân (đang chữa) cho thấy rằng, tủy xương, nơi sản sinh ra máu duy nhất của cơ thể đã dần dần được phục hồi, ổn định, bảo đảm việc sản sinh máu cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Như vậy, cả bốn bệnh nhân đã được cứu sống một phần nhờ phương pháp tác động cột sống, phương pháp chữa bệnh độc đáo với đôi bàn tay vàng của lương y Nguyễn Sơn Dư, phối hợp cùng nền y học hiện đại.
Phép màu từ đôi tay
Không biển treo, không chỉ dẫn, nhưng căn phòng 10 m2 ở gác 2, số nhà 53 Hàng Buồm (Hà Nội) của lương y Nguyễn Sơn Dư từ tám giờ sáng cho tới chiều muộn tấp nập người tới chữa bệnh. Phương pháp chữa rất độc đáo: bệnh nhân ngồi trên ghế, lương y dùng đầu các ngón tay của mình day, ấn vào các huyệt cột sống từ 15 đến 40 phút tùy từng bệnh. Sau một thời gian, không cần thuốc, bệnh đỡ hẳn.
Hơn 20 năm qua, ông đã tiến hành làm nhiều đề tài khoa học cấp Bộ về chẩn trị bệnh bằng tác động cột sống. Ngay sau khi cố danh y Nguyễn Tham Tán, nguyên lương y Bệnh viện Bạch Mai, cán bộ giảng dạy trường Đại học Y học Dân tộc Tuệ Tĩnh – người cha nuôi của Lương y Nguyễn Sơn Dư qua đời, từ năm 2000 đến nay, lương y Nguyễn Sơn Dư đã kế tục sự nghiệp của người cha nuôi, tiếp tục làm bốn đề tài khoa học cấp Bộ, trong đó ba đề tài xuất sắc, một đề tài khá. Cả bốn đề tài được Nhà nước phê duyệt và giao Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chủ trì, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện.
Hai trong bốn đề tài ông tâm đắc nhất là: “Chữa viêm quanh khớp vai, hen suyễn, phục hồi nguồn sữa mẹ” và “Nghiên cứu ứng dụng, phổ biến và tổng kết phương pháp chữa bệnh bằng tác động cột sống từ năm 2007 – 2010”.
Trò chuyện với ông Dư về phương pháp chữa bệnh kỳ diệu này, ông cười hiền hậu và nói: Tác động cột sống là một phương pháp chữa bệnh y học dân tộc, đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân không phải dùng thuốc, hoặc dùng kim hay bất cứ thứ gì châm chọc vào người. Do vậy không để lại tác dụng phụ gây hại cho bệnh nhân.
NGUYỄN MINH CHÂU
Nguồn: https://giadinhvatreem.vn/