Tham vấn học đường – giúp trẻ ứng phó với bạo lực học đường

Ngày 30/8, Good Neighbors International (GNI) tổ chức Lễ ra mắt dự án “Xây dựng môi trường an toàn và không bạo lực” và thành lập Trung tâm tham vấn học đường trường Ban Mai” tại trường THCS&THPT; Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội).


Tiết mục văn nghệ tại Lễ ra mắt Dự án.

Ông Park Dong Chul – Trưởng đại diện Tổ chức GNI tại Việt Nam cho biết: Với sứ mệnh vì một thế giới tốt đẹp, luôn tôn trọng quyền con người, năm 2019, Tổ chức GNI tại Việt Nam triển khai án “Xây dựng môi trường an toàn không bạo lực – Speak out” với các hoạt động đa dạng và chất lượng, thành lập và vận hành mô hình tham vấn học đường – hoạt động không thể thiếu tại các trường học.

“Tôi mong đợi sự ra đời của Trung Tâm tham vấn học đường tại Trường THCS- THPT Ban Mai sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, giúp trẻ em có thể tự mình lên tiếng, nói ra những vấn đề của bản thân và tìm ra phương pháp giải quyết cùng với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý. Hi vọng thông qua dự án “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn và không bạo lực” này, các em học sinh có thể dám bước ra xã hội, dám mơ ước và hy vọng một cách tự tin hơn nữa”, ông Park Dong Chul nói. 

Chia sẻ về mô hình phòng tham vấn tại Trung tâm tham vấn học đường trường Ban Mai, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Phạm Hương Giang cho hay: Trong thời gian 6 tháng, dự án sẽ hỗ trợ các khóa đào tạo cơ bản và chuyên sâu dành cho giáo viên, thực hiện truyền thông, tọa đàm về vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, đồng hành cùng phụ huynh và học sinh. Đặc biệt, Tổ chức GNI thực hiện một số tham vấn trực tuyến bởi các chuyên gia hàng đầu trên kênh VOV1 với các chủ đề xoay quanh trường học.

Xem thêm tin mới về  Thừa Thiên – Huế: Trao 40 suất học bổng cho học sinh nghèo A Lưới

Ông Park Dong Chul – Trưởng đ

ại diện Tổ chức GNI tại Việt Nam

Theo số liệu của UNICEF năm 2018, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 tuổi trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu – cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và các khu vực xung quanh trường học. Điều đang lo ngại là số trường hợp bạo lực học đường ngày càng gia tăng, các em gái hay là người chịu hậu quả nặng nề từ bạo lực.

Tại Việt Nam, vừa qua UNESCO cũng công bố một kết quả điều tra cho thấy, trong vòng 6 tháng, 52% tổng số học sinh trên toàn ViệtNam phải chịu ít nhất một vụ bạo lực học đường.

Mới đây (ngày 8/4/2019) tại tọa đàm “Ngăn ngừa bạo lực học đường – Để trẻ em không đơn độc”, Phó cục trưởng Cảnh sát hình sự Phạm Mạnh Thường thông tin, thống kê của ngành công an chỉ trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. 

Riêng cuối tháng 3 và đầu tháng 4, hàng loạt vụ bạo lực giữa học sinh với nhau xảy ra ở khắp các tỉnh, thành. Tìm kiếm trên Google, chỉ trong 0,33 giây có tới 27,9 triệu kết quả cho cụm từ “bạo lực học đường”.

Tuy vậy, việc can thiệp các vụ việc bạo lực học đường gặp trở ngại nghiêm trọng là sự thiếu kết nối giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến nhiều vụ việc bạo lực không được giải quyết triệt để, an toàn và công lý của trẻ chưa được đảm bảo. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Hà Nội và Hải Dương, có khoảng 80% học sinh có những vướng mắc cần chia sẻ và mong muốn có một khoảng không gian riêng tư ở trường để nói ra và tìm giải pháp cho những vấn đề của bản thân.

Xem thêm tin mới về  Việt Nam hướng tới kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

Học sinh trường Ban Mai được tư vấn tâm lý ngay tại Lễ ra mắt. Ảnh: Thủy Trúc

Trước thực trạng đó, chính phủ, nhà trường và phụ huynh học sinh cần phải chung tay góp sức để thiết lập kế hoạch phòng chống và tạo dựng một môi trường giáo dục an toàn hơn nữa. Việc thông qua các hoạt động tham vấn tâm lý trong học đường là một trong những biện pháp thiết thực, giúp học sinh có không gian riêng tư ở trường để nói ra và tìm giải pháp cho những vấn đề của bản thân.

Chia sẻ với báo giới, Hiệu trưởng trường THCS&THPT Ban Mai, ông Nguyễn Khánh Chung kỳ vọng: “Đây sẽ là nơi học sinh gặp những vấn đề về tâm lý cần chia sẻ sẽ tìm đến các chuyên gia. Hoạt động của Trung tâm cũng như tư vấn của các chuyên gia sẽ giúp các con giải quyết được những vấn đề của mình để có cuộc sống hạn phúc hơn”.

Trước thực tế, đặc điểm học sinh THCS và THPT rất ngại chia sẻ đối với người lớn và để các em tự nguyện đến phòng tham vấn là cả vấn đề. Ông Khánh Chung cho rằng việc tuyên truyền của phòng tham vấn là rất quan trọng, đặc biệt là bảo mật những thông tin học sinh chia sẻ. Các chuyên gia phải là những người bạn trung thành đối với học sinh. Khi chúng ta làm tốt vấn đề này thì sẽ thu hút học sinh đến phòng tư vấn một cách tự nguyện.

Có thể nói, xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ không phải việc của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là những người trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi, cùng với các phương pháp giáo dục tích cực, nói không với bạo lực sẽ giúp xây dựng những giá trị yêu thương, cảm xúc tích cực từ đó nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách cho trẻ. 

Nguồn: https://giadinhvatreem.vn/