Loạt bài: Phòng ngừa lao động trẻ em: Cần những chính sách đồng bộ

Sáng ngày 20/6, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp cùng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo “Phòng ngừa và giảm thiểu Lao động trẻ em và đảm bảo an sinh xã hội trong lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững – SDG 8.7”. Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày quốc tế phòng, chống lao động trẻ em (12/6). Tham dự và phát biểu khai mạc Hội thảo có Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà; bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam; bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam. Cùng dự Hội thảo có ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, đại diện các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành; đại diện các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, ng đoàn, các hiệp hội, và các tổ chức hoạt động vì quyền trẻ em; đại sứ quán Hoa Kỳ, đại diện Liên minh châu Âu và các tổ chức quốc tế.

Ngày quốc tế phòng chống lao động trẻ em (12/6) năm nay với chủ đề là “Lao động trẻ em và bảo trợ xã hội” diễn ra vào dịp Tháng hành động vì trẻ em của Việt Nam. Tháng hành động vì trẻ em năm nay càng có ý nghĩa hơn nữa khi sau rất nhiều khó khăn, thử thách của đại dịch COVID-19, trẻ em lại tiếp tục được trở lại trường học, gặp mặt thầy cô giáo, bạn bè thân thương; hứa hẹn một mùa hè có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực dành cho các em.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh việc trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ em, cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp, cản trở việc chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính các em. Đồng thời, điều đó cũng làm mất đi các quyền của trẻ em và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, nhất là chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai.

Chia sẻ tại Hội thảo, Thứ trưởng cho biết trong thời gian qua, ng tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em (LĐTE) luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư. Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn các điều ước quốc tế nhằm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn ng ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã phê chuẩn ng ước số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, ng ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 782/QĐ-TTg  phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19 vừa qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã kịp thời tham mưu ban hành và triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ khẩn cấp trước mắt cũng như lâu dài cho trẻ em bị nhiễm COVID-19, trẻ em mồ i do COVID-19, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. 

Xem thêm tin mới về  Triển khai chương trình Học thông qua Chơi tại Việt Nam

Cho đến nay hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã  xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 782/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến lao đông trẻ em ngày càng hoàn thiện; ng tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em đã huy động được sự tham gia của  của các cơ quan, tổ chức liên quan, doanh nghiệp và toàn xã hội; việc thực hiện mục tiêu phòng ngừa giảm thiểu LĐTE được lồng ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Việt Nam đã tăng cường hội nhập quốc tế trong ng tác phòng ngừa lao động trẻ em và trở thành một trong 26 quốc gia tiên phong tham gia liên minh 8.7. Kinh nghiệm giải quyết LĐTE của Việt Nam đặc biệt là kinh nghiệm trong việc cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục đồng thời giải quyết vấn đề lao động trẻ em đã được chia sẻ trong Hội nghị toàn cầu về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại Nam Phi năm 2022.

Nhân dịp này, Thứ trưởng đã cảm ơn và đánh giá cao sự quan tâm hỗ trợ tích cực về kỹ thuật và nguồn lực của Bộ Lao động Hoa kỳ, tổ chức ILO, tổ chức UNICEF và các tổ chức trong và ngoài nước đã góp phần cho sự thành ng trong ng tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ng tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, lao động trẻ em có nguy cơ tăng trở lại; Lao động trẻ em tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, ở những nơi khó can thiệp, nhất là trong hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, khu vực phi chính thức và có nguy cơ cao tham gia chuỗi cung ứng;  Lao động trẻ em ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em do tiếp xúc môi trường độc hại nguy hiểm. Nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ cơ sở, người sử dụng lao động, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về phòng ngừa lao động trẻ em còn hạn chế; ng tác thanh tra, kiểm tra giám sát về lao động trẻ em còn hạn chế; cơ sở dữ liệu về lao động trẻ em còn thiếu.

Xem thêm tin mới về  Kho ảnh avatar đôi cực chất, cực dễ thương cho năm 2024

Phát biểu tại Hội thảo, bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam đánh giá cao sự điều phối và phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan liên quan, bộ, ngành của Việt Nam và các tổ chức quốc tế đã đóng góp một phần quan trọng trong thực hiện những Mục tiêu của SDG 8.7. Bà nhấn mạnh vai trò quan trọng của an sinh xã hội đặc biệt là sau những tác động của Covid – 19 đối với những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, với những gia đình đang phải đối mặt với cú sốc về kinh tế. Việc xây dựng và thực hiện các gói an sinh xã hội đối với các hộ gia đình, chúng ta có thể giúp cho nhiều gia đình và nhiều trẻ em sẽ được giúp đỡ để không trở thành LĐTE. Bà hy vọng trẻ em sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để được đến trường, được học hành đầy đủ vì điều này trước hết mang lại lợi ích cho các em và cả xã hội trong tương lai.

Tại Hội thảo, bà Lesley Miller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng Hội thảo này đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc phòng ngừa và xóa bỏ LĐTE. Hội thảo là cơ hội để các đại biểu cùng chia sẻ những tiến triển cũng như những thách thức trong thời gian tới. Bà cũng nhấn mạnh giáo dục bao trùm và có chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng trong phòng, chống LĐTE, đồng thời giúp các ẹm có cơ hội học hành để các em có thể phát triển. Đồng thời bà cũng nhấn mạnh tới vai trò của cán bộ ng tác xã hội trong việc kết nối giữa gia đình của trẻ em cũng như những đối tượng cần trợ giúp với các cấp xã/phường, quận/ huyện.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được chia sẻ những kết quả và thông điệp của Hội nghị toàn cầu lần thứ 5 về xóa bỏ lao động trẻ em và Lời kêu gọi hành động Durban về xóa bỏ lao động trẻ em; Cam kết của Việt Nam với tư cách là quốc gia tiên phong và lộ trình thực hiện SDG 8.7. Đồng thời, Hội thảo đã lắng nghe một số đề xuất khuyến nghị nhằm giải quyết vấn đề LĐTE thông qua hệ thống an sinh xã hội. Các đại biểu cũng đã có phiên thảo luận về phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em và đảm bảo an sinh xã hội trong lộ trình thực hiện mục tiêu 8.7.

Các đại biểu chụp ảnh tại Hội thảo
Các đại biểu chụp ảnh tại Hội thảo

Nguồn: https://giadinhvatreem.vn/