Khi dạy dỗ trẻ hãy hạ thấp giọng.
Lớn tiếng quát mắng trẻ em, thường thu lại kết quả xấu. Theo sách “Kiến thức tùy thân trong cuộc sông”, cho biết các nhà khoa học từng làm thí nghiệm. Khi họ hét to: “không được nghịch bẩn”, thì những đứa trẻ từ 3-4 tuổi lại thực hiện những động tác ngược lại với mệnh lệnh. Các nhà khoa học cho rằng, khi hét to như vậy, tiếng kêu to đầu tiên “Không được” mới chỉ có tác dụng thu hút sự chú ý của những đứa trẻ. Sau khi để ý, thì tự nhiên chúng sẽ làm theo nội dung của câu sau.
Đối với những đứa trẻ lớn hơn một chút, hò hét có thể khiến chúng dừng những hành vi không đúng, nhưng nếu cứ lâu dài như vậy, chúng sẽ sinh ra tình cảm đối lập, khiến quá trình dạy dỗ càng thêm khó khăn hơn.
Những bậc phụ huynh Việt Nam thường có quan niệm dạy con “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, quan niệm này đã ảnh hưởng đến cách dạy con của họ.
Người nước ngoài sang Việt Nam, họ thường thấy cha me người Việt dạy con bằng cách đánh, mắng và họ không hiểu tại sao các ông bố bà mẹ lại ứng xử như vậy với con cái. Bởi vì những đứa trẻ cần được yêu thương, tâm hồn của chúng cũng mong manh như chính hình dáng bé nhỏ của chúng vậy. Cách dạy con bằng “roi vọt” không phải là phương pháp đúng cho trẻ. Điều này đôi khi còn làm cho trẻ bị tổn thương cả thể xác và tinh thần, chúng sẽ chẳng tiếp thu điều tốt theo đúng nghĩa mà chỉ là sự sợ hãi và sống trong đánh chửi, trẻ em sẽ nóng nảy.
Sự dạy dỗ bằng giọng nói dịu dàng, sẽ phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ em, không những tăng thêm quan hệ tình cảm, mà còn làm cho trẻ cảm nhận những tình cảm ấm áp. Bằng tình cảm dịu dàng, nồng ấm để chi phối tình cảm của đứa trẻ, giúp trẻ tiếp thu được những điều hay lẽ phải mà bạn dạy chúng.